Du khách hào hứng với trải nghiệm khu cảnh quan Thác Bản Giốc - Đức Thiên

Các đoàn khách du lịch đầu tiên được trải nghiệm khu cảnh quan Thác Bản Giốc (Việt Nam)- Đức Thiên (Trung Quốc) sau khi chính quyền hai Bên đã vận hành thí điểm để du khách 2 nước qua lại khu cảnh quan này từ sáng 15/9.

Sau lễ công bố diễn ra sáng 15/9 được tổ chức tại trạm kiểm soát khu vực mốc 834/1 do tỉnh Cao Bằng và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây phối hợp tổ chức, 3 đoàn khách Việt Nam và 3 đoàn khách Trung Quốc đã tiến hành các thủ tục để qua biên giới hai bên.

Do có sự chuẩn bị chu đáo từ trước, các thủ tục xuất nhập cảnh đã được lực lượng Hải quan, Biên phòng 2 nước thực hiện nhanh chóng, chu đáo và đảm bảo an toàn, trật tự.

Sáng 15/9, 3 đoàn khách Việt Nam và 3 đoàn khách Trung Quốc đã tiến hành các thủ tục để qua biên giới hai bên.

Các đoàn khách hai nước đã được sự chào đón nhiệt tình của chính quyền, người dân hai phía và có khoảng 5h trải nghiệm, tham quan các địa điểm trong khuôn viên khu cảnh quan với sự hướng dẫn tận tình của các đơn vị lữ hành.

Chị Bùi Thị Hoài, một những du khách đầu tiên của tỉnh Cao Bằng cho hay: “Ngày trước để qua đây phải xin visa nhưng nay thủ tục đã đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều, mọi người có thể tham quan và đi về trong ngày luôn”

“Tôi qua bên phía Trung Quốc để thấy và cảm nhận được hết vẻ đẹp thác Bản Giốc. Tôi mong 2 bên sẽ đầu tư thêm cơ sở vật chất cũng như các loại dịch vụ để du khách chúng tôi có thêm trải nghiệm hấp dẫn hơn” du khách Nguyễn Thế Kiệt chia sẻ.

Du khách hào hứng với trải nghiệm khu cảnh quan Thác Bản Giốc - Đức Thiên.

Anh Nguyễn Văn An, một trong số những du khách lần đầu tiên đến với khu cảnh quan phía Trung Quốc cho biết thêm: “Tôi đi Thác Bản Giốc phía Việt Nam nhiều, nay qua bên Đức Thiên (Trung Quốc) thấy rất hấp dẫn, thú vị vì là lần đầu mà. Sau tôi sẽ giới thiệu anh em, bạn bè về một tour, tuyến rất hấp dẫn này”.

Việc thí điểm vận hành cho du khách qua lại khu cảnh quan cũng đã mang lại sự háo hức cho người dân hai nước. Chị Lý Phi Phi, một cựu sinh viên khoa tiếng Việt, hiện sống tại thành phố Sùng Tả, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây mong muốn: “ Tôi hy vọng hợp tác này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế, và là sợi dây nối văn hóa hai nước Trung - Việt”.

Tại lễ công bố sáng nay, lãnh đạo hai địa phương cũng khẳng định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế vận hành, đồng thời sẽ tiếp tục đầu tư để đưa khu cảnh quan trở nên hấp dẫn hơn với du khách.

Việc thí điểm vận hành cho du khách qua lại khu cảnh quan cũng đã mang lại sự háo hức cho người dân hai nước.

Ông Trịnh Nãi Sơn, Phó Giám đốc Công ty Quản lý Khu cảnh quan thác Đức Thiên - Bản Giốc - Tổng Công ty Du lịch Trung Quốc cho hay: “Công ty đã bỏ vốn đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng, nhiều khu ẩm thực mang đặc trưng 2 nước. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống hạ tầng và khu cảnh quan, thực hiện các chiến lược phát triển để xây dựng khu hợp tác du lịch qua biên giới đầu tiên giữa hai nước, trở thành kiểu mẫu hợp tác giữa hai nước nói chung, giữa hai tỉnh nói riêng”.

Lãnh đạo hai địa phương cũng khẳng định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế vận hành, đồng thời sẽ tiếp tục đầu tư để đưa khu cảnh quan trở nên hấp dẫn hơn với du khách.

Theo kế hoạch, thời gian vận hành thí điểm sẽ trong vòng một năm. Sau khi kết thúc thời gian vận hành thí điểm, hai bên sẽ tiến hành đánh giá để tiến tới vận hành chính thức. Du khách hai bên qua lại Khu cảnh quan tại lối qua lại khu vực mốc 834/1. Du khách cần hộ chiếu hoặc giấy thông hành của cơ quan chức năng hai nước cấp và đăng ký trước theo đoàn, mỗi đoàn không quá 20 người. Thời gian dừng chân của mỗi đoàn tại phía đối phương không được vượt quá 5 giờ và nghiêm cấm du khách lưu trú trái phép.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw