Dự án bảo vệ môi trường của học sinh Lào Cai được đánh giá xuất sắc tại hội thảo trực tuyến tương tác do Pakistan đại diện tổ chức

LCĐT - Đó là dự án tìm hiểu môi trường nơi học tập của học sinh Trường Tiểu học Bắc Cường (thành phố Lào Cai).

Dự án Toàn cầu hội thảo trực tuyến tương tác do Nhóm điều hành Kĩ năng số thứ 21 (21st digi skillz), Pakistan đại diện tổ chức, quy tụ giáo viên, giảng viên, chuyên gia đứng đầu các cơ sở giáo dục trên thế giới. Mục tiêu của dự án là tạo ra nhận thức với những bộ óc sáng tạo của trẻ trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách duy trì chất lượng không khí, nước, đất hoặc hệ sinh thái.

Dự án bảo vệ môi trường của học sinh Lào Cai được đánh giá xuất sắc tại hội thảo trực tuyến tương tác do Pakistan đại diện tổ chức ảnh 1
Dự án bảo vệ môi trường của học sinh Lào Cai được đánh giá xuất sắc tại hội thảo trực tuyến tương tác do Pakistan đại diện tổ chức ảnh 2
Cô giáo Mai Khanh lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến các học sinh. 

Đối với dự án của Trường Tiểu học Bắc Cường, hướng dẫn học sinh thực hiện dự án là nhà giáo Trần Thị Mai Khanh, đại sứ giáo dục quốc tế, thành viên được chứng nhận toàn cầu về giáo dục và huấn luyện viên kỹ năng cho trẻ tham gia các dự án và các sân chơi quốc tế.

Dự án bảo vệ môi trường của học sinh Lào Cai được đánh giá xuất sắc tại hội thảo trực tuyến tương tác do Pakistan đại diện tổ chức ảnh 3
Học sinh tham gia thuyết trình trực tuyến. 

Tham gia dự án, giáo viên và học sinh sẽ tiến hành thuyết trình trực tuyến bằng tiếng Anh với nội dung truyền thông để bảo vệ môi trường sống tốt và bền vững. Dự án của trường được Ban tổ chức đánh giá cao. Ngoài phần thuyết trình, giáo viên và học sinh còn thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như: duy trì dự án cây xanh, trồng và chăm sóc rau, hoa, cây ăn quả, cây bóng mát; phân loại rác thải, làm kế hoạch nhỏ, thu gom giấy vụn, đồ tái chế; tái sử dụng,... mỗi học sinh còn là một tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường.

Đây là cơ hội cho giáo viên và học sinh được giao lưu với các bạn trên thế giới, trau dồi kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Đặc biệt, tạo nhận thức, sự hiểu biết trong việc bảo vệ môi trường sống để duy trì không khí trong lành, nước, đất hoặc hệ sinh thái giữa các nước, cũng như rèn luyện sự tự tin giao tiếp, bộc lộ sở trường, sự sáng tạo trong mỗi cá nhân.

Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn đọc thơ tiếng Việt trong ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ cùng học sinh toàn cầu
Vừa qua, Cộng đồng các nhà giáo dục toàn cầu đã tổ chức diễn đàn “Thơ ca vượt qua biên giới” nhân ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ qua nền tảng trực tuyến Zoom. Lào Cai có 3 học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) tham gia buổi công chiếu.

Chương trình có sự góp mặt của học sinh và giáo viên của 9 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Việt Nam, Malaysia, Taiwan, Nepal, India, Belarus, Italy, Tunisia và Bangladesh. 

Dự án bảo vệ môi trường của học sinh Lào Cai được đánh giá xuất sắc tại hội thảo trực tuyến tương tác do Pakistan đại diện tổ chức ảnh 4
Diễn đàn có sự góp mặt của học sinh đến từ 9 quốc gia. 

Các bạn học sinh đã đăng ký và tham gia tích cực trong việc giới thiệu về tiếng mẹ đẻ của nước mình. 3 học sinh của trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai đã vinh dự là những đại diện của Việt Nam được lựa chọn tham gia vào buổi công chiếu. Đó là các bạn: Vũ Đỗ Khánh Linh, học sinh lớp 8A; Trần Tú Anh, học sinh lớp 8E và Nguyễn Như Bảo Ngọc học sinh lớp 7E. 

Với giọng đọc mượt mà, trôi chảy và biểu cảm bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, các bạn đã thể hiện xuất sắc các bài thơ và gây được ấn tượng đặc biệt khi giới thiệu với thầy cô và bạn bè quốc tế về ý nghĩa của từng bài thơ. Mỗi lời thơ, mỗi vần điệu đã giúp các bạn thể hiện rõ tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình, độc lập và yêu Bác Hồ của người dân Việt Nam. 

Tham gia diễn đàn, học sinh cũng có cơ hội để hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa và thơ ca của các nước bạn; đồng thời thấy trân quý thơ ca nước nhà hơn. Tham gia diễn đàn các em đã góp phần để gìn giữ ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ Tiếng Việt.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw