Động lực cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng

Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2023. Đây là chính sách nhân văn, nhằm tạo điều kiện giúp những người lầm lỗi có vốn đầu tư phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Quyết định số 22 là cơ chế tín dụng đầu tiên dành riêng cho người chấp hành xong án phạt tù, thể hiện tính nhân văn của Đảng và Nhà nước, giúp người lầm lỗi xóa bỏ mặc cảm, tìm kiếm việc làm khi trở về địa phương, từng bước tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Quyết định này quy định 2 nhóm đối tượng được vay vốn, gồm: Người chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá; cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

gan-dan-de-giu-rung-1-689.jpg

Cụ thể, người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa 4 triệu đồng/người/tháng đối với vay vốn để đào tạo nghề và tối đa 100 triệu đồng/người đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ. Về phương thức cho vay, đối với người chấp hành xong án phạt tù thì đại diện hộ gia đình đứng tên vay vốn và giao dịch với ngân hàng; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.

Ngay sau khi quyết định được ban hành và có hiệu lực, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền chủ trương, chính sách mới này đến người dân, nhất là các đối tượng thụ hưởng. Ông Đỗ Ngọc Long, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai cho biết: Chi nhánh đã phối hợp với Công an tỉnh tuyên truyền, phổ biến chính sách cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ trên địa bàn tỉnh, đưa vào chương trình giáo dục cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; chỉ đạo các phòng giao dịch phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các tổ chức hội nhận ủy thác tuyên truyền chính sách tín dụng này.

gan-dan-de-giu-rung-1-5238.jpg

Tính đến ngày 31/12/2023, các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã cho 20 hộ người chấp hành xong án phạt tù vay vốn phát triển kinh tế, doanh số cho vay hơn 1,43 tỷ đồng.

Các trường hợp vay vốn đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, bước đầu cho thấy triển vọng kinh tế về các mô hình như chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ…

2-5862.jpg

Huyện Bắc Hà hiện có 5 hộ có người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, với tổng dư nợ 300 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị M., thị trấn Bắc Hà cho biết: Chồng tôi chấp hành xong án phạt tù từ tháng 10/2022, khi trở về không có việc làm ổn định. Đầu tháng 12/2023, sau khi được tuyên truyền, phổ biến và nắm được chính sách theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm thủ tục vay 80 triệu đồng để gia đình có vốn đầu tư chăm sóc vườn cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm. Với số vốn vay này, cộng với sự nhắc nhở, khuyên bảo thường xuyên của các thành viên trong gia đình, các đồng chí công an khu vực, chồng tôi có thêm động lực chăm chỉ phát triển kinh tế, quyết tâm làm lại cuộc đời.

3-6476.jpg

Cũng là người được giải ngân nguồn vốn vay trên, anh Lý Phù C., xã Thanh Bình (thị xã Sa Pa) bộc bạch: Nhiều khi nghĩ về quá khứ, bản thân cảm thấy mặc cảm (anh C. chấp hành xong án phạt tù từ tháng 10/2021); khi trở về tái hòa nhập cộng đồng không có vốn phát triển kinh tế, tôi thấy bế tắc. Vừa qua, được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 100 triệu đồng, tôi rất phấn khởi. Từ số tiền này, gia đình tôi đã mua 1 cặp trâu mẹ, con về nuôi. Nhờ chăm sóc tích cực, trâu của gia đình khỏe mạnh, lớn nhanh.

Trên thực tế, còn nhiều người sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương có hoàn cảnh khó khăn và không có việc làm, nếu không có các biện pháp cảm hóa, giáo dục họ làm các công việc có ích cho gia đình và xã hội, thì nguy cơ tái phạm tội đối với nhiều người rất cao.

Do đó, bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ về mặt tinh thần, trợ giúp pháp lý, thì việc cung cấp nguồn vốn ưu đãi để người chấp hành xong án phạt tù có điều kiện tham gia học nghề, tự tạo việc làm là giải pháp quan trọng để họ tái hòa nhập cộng đồng một cách nhanh nhất, giúp xóa bỏ mặc cảm, ổn định cuộc sống, tránh xa tệ nạn xã hội, góp phần giảm nguy cơ tái phạm tội, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Quốc lộ 4D thành tuyến đường kiểu mẫu

Xây dựng Quốc lộ 4D thành tuyến đường kiểu mẫu

Trồng cây xanh, các loại hoa và lắp đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời… là những hạng mục đang được Sở Giao thông vận tải Lào Cai triển khai, dần đưa Quốc lộ 4D, đoạn từ thành phố Lào Cai đi thị xã Sa Pa trở thành tuyến đường kiểu mẫu sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn giao thông.

Huyện Bảo Yên chú trọng phân luồng học sinh

Huyện Bảo Yên chú trọng phân luồng học sinh

Trong những năm qua, công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong trường phổ thông trên địa bàn huyện Bảo Yên được các cấp ủy đảng, chính quyền, quản lý giáo dục chỉ đạo thường xuyên. Đặc biệt, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng phân luồng học sinh.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh vừa có văn bản số 07/MTTQ - BTT gửi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm về việc kêu gọi vận động ủng hộ Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025.

fb yt zl tw