Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất

Ngày 21/10, Festival Sinh viên Nội thất lần đầu tiên được tổ chức với chủ đề "Tôn vinh tinh hoa làng nghề truyền thống qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại" tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Truyền cảm hứng nghệ thuật

Với sự tham gia của 10 làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống: Làng nghề gốm Bát Tràng, làng nghề sừng Thụy Ứng, làng nghề bạc Định Công, làng nghề thêu Thường Tín, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, làng nghề tranh Hàng Trống, làng nghề lụa Vạn Phúc, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền và làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ... chương trình mang tới cho công chúng kho tàng tư liệu khổng lồ về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc của người Hà Nội.

Festival có sự tham gia của 10 làng nghề.

Mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm là một câu chuyện về “bí quyết làm nghề” rất riêng và những câu chuyện mô phỏng tập tục của người dân làng nghề ấy. Tuy nhiên, qua góc nhìn và sự sáng tạo của các nhà thiết kế trẻ với những cách tiếp cận hoàn toàn mới, như thổi một làn gió đầy đương đại vào từng thớ lụa, từng món trang sức chạm trổ, từng bức tượng điêu khắc…

Festival Sinh viên Nội thất Việt Nam là sân chơi khuyến khích các nhà thiết kế nội thất trẻ khai phá và thể hiện những ý tưởng mới, giao lưu, tìm tòi về những vật liệu truyền thống từ các làng nghề Việt, để từ đó mang đến những câu chuyện truyền cảm hứng về những giá trị cốt lõi, kết tinh những tinh hoa trong các nghệ thuật chế tác các vật liệu ấy của người Việt xưa và nay.

10 tác phẩm trong triển lãm được trưng bày, là 10 sáng kiến khác nhau, là tâm huyết và sự đam mê của nhiều nhà thiết kế trẻ khác nhau. Nhưng sợi dây kết nối giữa họ là tinh thần của Festival sinh viên nội thất Việt Nam, là sự quyết tâm bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, là sự trân trọng được hiện thực hóa bằng sức sáng tạo không giới hạn.

Bên cạnh đó, Chuỗi sự kiện Liên hoan Sinh viên Nội thất 2023 có sự tham gia của 10 trường đại học trong và ngoài nước, hơn 100 sinh viên xuất sắc đại diện chuyên ngành và đội ngũ 20 giảng viên. Đây cũng là cộng đồng thuộc mạng lưới của Diễn đàn sinh viên nội thất Việt Nam - cộng đồng lớn nhất hiện nay của các nhà thiết kế trẻ toàn quốc.

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng chia sẻ: “Hà Nội sáng tạo là một chương trình bổ ích, hưởng ứng kế hoạch của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO đến năm 2025. Theo đó, Festival sinh viên nội thất Việt Nam mang đến các hoạt động thiết thực, đóng góp những ý tưởng và sáng kiến có giá trị để góp phần tôn vinh các giá trị truyền thống của Thủ đô”.

Hoạt động đa dạng

Bên cạnh hoạt động cốt lõi là Triển lãm Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn Thiết kế Nội thất đương đại, Festival Sinh viên Nội thất Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động: ID.tour - Tham quan, trải nghiệm không gian nội thất Nhà Hát Lớn Hà Nội; trải nghiệm không gian thủ công mỹ nghệ truyền thống tại làng nghề sơn mài Hạ Thái và làng gốm Bát Tràng; tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Khách tham quan triển lãm.

Trong chuỗi các hoạt đồng còn có các chương trình hội thảo, tọa đàm kết nối về giáo dục giữa các trường đại học gồm: ID.Talk - Tọa đàm Con đường Sự nghiệp; ID.Edulink - Kết nối đội ngũ giảng viên và Hội nội thất qua Tọa đàm về Đào tạo ngành nội thất tại Việt Nam.

Ông Lưu Việt Thắng, Sáng lập Diễn đàn sinh viên nội thất Việt Nam chia sẻ: “Sứ mệnh của Diễn đàn là mang đến sợi dây để kết nối các đơn vị, tổ chức và các cá nhân cùng hướng đến mục tiêu phát triển chung. Festival Sinh viên nội thất Việt Nam lần đầu tiên này sẽ mở màn cho các chuỗi Festival tiếp theo, kết nối ngày càng nhiều các nhà thiết kế trẻ và khuyến khích mọi người cùng đóng góp, cống hiến những sáng kiến vì một nền nội thất Việt đa dạng, có tính bản sắc rõ nét”. Gala của Festival sinh viên nội thất Việt Nam sẽ được tổ chức vào 23/10 tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt Nam (Bát Tràng) để trao các giải thưởng xuất sắc cho các trường tham gia dự thi cuộc thi “Thiết kế tinh hoa làng nghề truyền thống Hà Nội”.

Festival Sinh viên Nội thất là chuỗi sự kiện dành riêng cho cộng đồng Sinh viên Thiết kế Nội thất do Diễn đàn Sinh viên Nội thất, nằm trong khuôn khổ chương trình Hà Nội sáng tạo cùng Sở VH&TT Hà Nội, Trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội, UBND Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm & Phố cổ Hà Nội, Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội, Hội Nội Thất Việt Nam tổ chức, với sự đồng hành của các thương hiệu: Kenli, Alis Lighting, Blum, LG Electronics.

Theo Báo Kinh tế và Đô thị

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc, bình an là những "viên gạch" xây nên xã hội, quốc gia phát triển, hùng cường. Ở vùng cao Lào Cai, dẫu cuộc sống còn nhiều gian khó, nhưng trong mỗi nếp nhà, trên ngọn núi, lưng đồi luôn ngập tràn những tiếng cười hạnh phúc.

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw