Kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2025)

Đồng bào dân tộc thiểu số chung sức xây dựng quê hương

Trong những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh đã và đang phát huy vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (XDNTM), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cùng với đó, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống được chú trọng, tạo nên sự hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, giữa phát triển kinh tế với giữ gìn hồn cốt dân tộc.
Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 56% dân số toàn tỉnh. Những năm gần đây, Phong trào "Toàn dân chung sức XDNTM” đã lan tỏa sâu rộng đến vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào DTTS. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đến nay, tỉnh đã có 115 xã đạt chuẩn NTM (chiếm trên 76%), trong đó có nhiều xã vùng cao, vùng đồng bào DTTS như: Suối Giàng (Văn Chấn), Hát Lừu (Trạm Tấu), Nậm Khắt (Mù Cang Chải), Tân Lập (Lục Yên)... đã đổi thay rõ nét. 
Đặc biệt, huyện Văn Yên - nơi có gần 50% dân số là đồng bào DTTS đã được công nhận đạt chuẩn huyện NTM năm 2025. Trong hành trình ấy, đồng bào các dân tộc như: Mông, Dao, Tày... đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất, đóng góp hàng vạn ngày công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà văn hóa, trường học, hỗ trợ hộ nghèo. Chính sự chung tay góp sức ấy đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 
Ông Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh khẳng định: "Xác định người dân là chủ thể trong XDNTM, hệ thống mặt trận các cấp trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại. Qua đó, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã ra đời, góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong XDNTM ở vùng đồng bào DTTS”.
Đồng bào dân tộc thiểu số chung sức xây dựng quê hương ảnh 1
Đồng bào Mông xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải chung sức làm đường giao thông nông thôn. 
Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế, đồng bào các DTTS trong tỉnh còn luôn chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Đây chính là điểm tựa tinh thần, đồng thời mở ra hướng đi mới trong phát triển du lịch cộng đồng và kinh tế văn hóa. Các nghi lễ, lễ hội, nghề thủ công, ẩm thực, trang phục… không chỉ được phục dựng mà còn được đưa vào đời sống hiện đại theo cách sáng tạo, bền vững. 
Tại xã Suối Giàng (Văn Chấn) - nơi cư trú chủ yếu của đồng bào Mông, các nghi lễ như: cúng rừng, lễ hội trà Shan tuyết được tổ chức thường niên, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Người dân nơi đây đã biết tận dụng giá trị văn hóa của dân tộc mình để phát triển kinh tế qua mô hình du lịch cộng đồng, xây dựng homestay, phát triển các sản phẩm đặc trưng như: chè Shan tuyết cổ thụ, rượu thảo dược, hàng thổ cẩm thêu tay. Những sản phẩm mang đậm bản sắc ấy không chỉ giúp tăng thu nhập cho người dân mà còn làm giàu thêm giá trị văn hóa dân tộc. 
Chị Giàng Thị Say - người dân thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng chia sẻ: "Trước đây, đường sá đi lại khó khăn, nhà cửa đơn sơ, cuộc sống thiếu thốn. Nhưng từ khi có chương trình XDNTM, bà con được Nhà nước hỗ trợ, lại tự nguyện hiến đất, góp công làm đường, xây nhà văn hóa. Chúng tôi cũng được học cách làm du lịch, giới thiệu văn hóa dân tộc mình với du khách. Nhờ đó, đời sống khấm khá hơn, con cháu được học hành đầy đủ mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ gìn”. 
Điều đáng ghi nhận là công cuộc XDNTM ở vùng đồng bào DTTS không chỉ tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà còn hướng tới việc tạo dựng môi trường sống chất lượng, cộng đồng gắn kết và văn hóa được bảo tồn. Các chương trình như: "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” hay mô hình "Làng văn hóa du lịch cộng đồng” đã lan tỏa đến từng bản làng, từng hộ dân. 
Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 70% khu dân cư đạt danh hiệu "Khu dân cư văn hóa”, trong đó nhiều khu dân cư của đồng bào DTTS. Những không gian này đang từng bước hình thành nên diện mạo mới cho vùng cao Yên Bái - nơi truyền thống và hiện đại hòa quyện. 
Giai đoạn 2025-2030, tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng đồng bào DTTS; gắn chặt XDNTM với giảm nghèo bền vững và phát triển du lịch cộng đồng. Theo đó, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình "Bản văn hóa du lịch cộng đồng”, "Bản làng xanh - sạch - đẹp - an toàn” nhằm tạo dựng môi trường sống lý tưởng cho người dân. Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với phát triển sinh kế cho người dân. 
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp đồng bào DTTS phát triển sinh kế từ chính thế mạnh văn hóa bản địa. Đến hết năm 2024,  toàn tỉnh có 282 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, nhiều sản phẩm mang dấu ấn văn hóa dân tộc đặc sắc như: quế (Văn Yên), sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái (Nghĩa Lộ), chè Shan tuyết của người Mông, xã Suối Giàng (Văn Chấn), rượu thóc La Pán Tẩn của người Mông (Mù Cang Chải)... đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.
Hồng Oanh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Lào Cai, Dự báo trong 6 giờ tới một số khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa tích lũy tại tỉnh Lào Cai phổ biến 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm. Cảnh báo nguy cơ sạt lở, mưa đá, giông lốc trong chiều và tối nay.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Bố trí và xếp ngạch công chức theo vị trí việc làm; ưu tiên đào tạo các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số; thắt chặt các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật;… là một số nội dung đáng chú ý tại các Nghị định mới ban hành của Chính phủ liên quan đến cán bộ, công chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

fb yt zl tw