Hà Giang

Đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III và Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ IX

Tối 28/10, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh tổ chức Chương trình đón nhận danh hiệu Thành viên mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III và Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ IX năm 2023.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hà Giang 1.jpeg
Tiết mục văn nghệ chào mừng tại buổi lễ.
Hà Giang 2.jpeg
Các đại biểu dự buổi lễ.
Hà Giang 3.jpeg

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng cùng các đại biểu dự buổi lễ.

Hà Giang 4 - Copy.jpeg

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang, bộ, ngành T.Ư và các tỉnh bạn dự lễ khai mạc.

Dự chương trình về phía lãnh đạo T.Ư có các đồng chí: Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Đặng Quốc Khánh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang; lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư. Về phía đại diện quốc tế có ông Guy Martini, Tổng Thư ký mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO; Bành Thế Đoàn, Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo các tỉnh: Hải Dương, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bình Dương, Ninh Thuận, Ninh Bình, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Yên, Bình Định, Tây Ninh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, cùng đông đảo người dân và du khách.

Hà Giang 5 - Copy.jpeg
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu khai mạc chương trình.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: Đây là sự kiện văn hóa, du lịch nổi bật, nhằm tôn vinh, quảng bá giá trị di sản, văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang. Sau hơn 13 năm phát triển, được sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư và mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất, văn hóa; phát triển du lịch bền vững phù hợp với chủ trương, quy hoạch, định hướng của Đảng, Nhà nước và tiêu chí của mạng lưới CVĐC; tạo sinh kế đa dạng, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Từ một miền đá khó khăn, Cao nguyên đá Đồng Văn đã khởi sắc, phát triển, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong nước và quốc tế. Các điểm di sản, giá trị văn hóa được xây dựng trở thành các sản phẩm, điểm du lịch đa dạng, độc đáo; nhiều sản phẩm ẩm thực, nông sản tự nhiên, đặc trưng, hấp dẫn. Lượng khách đến với Hà Giang từ 2.000 lượt khách vào năm 2010 đã tăng lên nhanh chóng, đạt mốc 2,2 triệu lượt vào năm 2022 và dự kiến cả năm 2023 sẽ đạt trên 3 triệu lượt khách. Du lịch phát triển theo hướng bền vững đã và đang tạo nguồn sinh kế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, làm thay đổi rõ nét cuộc sống nơi cao nguyên đá. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn cũng khẳng định, lễ hội thể hiện tấm lòng tri ân, mến khách của đồng bào các dân tộc Hà Giang, thể hiện tầm nhìn, cam kết và trách nhiệm của tỉnh Hà Giang trong gìn giữ, phát huy giá trị di sản, lịch sử, văn hóa; tạo nền tảng vững chắc đưa du lịch Hà Giang phát triển, trở thành điểm sáng nơi tuyến đầu Tổ quốc; góp phần tích cực nâng cao uy tín, thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Hà Giang 6 - Copy.jpeg
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, TT&DL Hoàng Đạo Cương trao Bằng chứng nhận tái công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III cho Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và Chủ tịch UBND 4 huyện vùng Cao nguyên đá.

Trao Bằng chứng nhận danh hiệu Thành viên mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III cho tỉnh Hà Giang và phát biểu tại chương trình, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, TT&DL, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã nỗ lực vượt qua 3 kỳ tái đánh giá. Đồng thời mong muốn tỉnh sẽ quan tâm hơn nữa đến sự phát triển kinh tế, du lịch dựa trên sự đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc; tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên để tập trung phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa Hà Giang. Có cơ chế, chính sách kêu gọi thu hút đầu tư hợp lý, kết hợp hài hòa giữ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, cảnh quan. Nâng cao năng lực quản lý chủ động, hiệu quả, sáng tạo để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tiếp tục đổi mới và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư gắn với đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết nguồn nhân lực tại chỗ để giảm nghèo bền vững.

Hà Giang 7.jpeg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại chương trình.

Sau khi kết thúc phần lễ là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Cao nguyên đá nở hoa” gồm 3 chương: “Huyền tích Cao nguyên đá”; “Rực rỡ sắc màu hoa trên đá” và “Cao nguyên hùng vĩ đón chào”. Mỗi chương tập trung tạo điểm nhấn với nội dung và hình thức mới mẻ, khác lạ so với các mùa lễ hội trước như sử dụng những âm hưởng, giai điệu, tiết tấu trên cao nguyên đá, phối khí thay đổi liên tục tạo sắc màu phong phú và đa dạng nơi cuộc sống vùng cao. Các tiết mục tái hiện rõ nét cao nguyên đá hàng chục triệu năm trước; đồng thời mô phỏng đời sống của những người gắn bó đêm ngày với cao nguyên thông qua việc trồng hoa Tam giác mạch. Đặc biệt tiết mục biểu diễn cách làm các sản phẩm từ nguyên liệu là cây Tam giác mạch của các nghệ nhân huyện Đồng Văn cuốn hút khán giả. Bên cạnh đó, chương trình nghệ thuật còn biểu diễn các làn điệu dân ca, các ca khúc nổi tiếng và ca khúc viết về Hà Giang, về miền cao nguyên đá, về quê hương, đất nước… tạo nên tính hiện đại, mới mẻ và hấp dẫn người xem.

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ IX còn diễn ra một số hoạt động như: Giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian tại các làng văn hóa du lịch huyện Đồng Văn; Ngày hội Thể thao và Du lịch huyện Quản Bạ; Liên hoan Âm nhạc toàn quốc; Không gian văn hóa trà Shan tuyết; Giải Bóng bàn Cúp Tam giác mạch tại thành phố Hà Giang… Các hoạt động sẽ kéo dài đến hết tháng 12 để du khách trải nghiệm.

Một số hình ảnh Chương trình nghệ thuật đặc sắc trong Chương trình:

Hà Giang 8.jpeg
Hà Giang 9.jpeg
Hà Giang 10.jpeg
Theo Báo Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023"

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023"

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023" sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 19/12/2023. Đây là cuộc thi ảnh và video trực truyến trên Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam tại website: https://happy.vietnam.vn do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Ngày 22/11/2023 tại Paris (Pháp), trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027 với 121/171 phiếu hợp lệ.

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Tối 22/11, tại Khu di tích, di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc "Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần IV - 2023".

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các 'Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024', trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Trưa 21/11, tại Quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), Viện phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khai mạc Triển lãm "Đà Lạt - Khơi nguồn cảm hứng điện ảnh", giới thiệu đến công chúng gần 200 hình ảnh các bộ phim có bối cảnh quay tại "Đại phim trường" Đà Lạt.

Thêm yêu nguồn cội

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục

Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục

Cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm chính thức ra đời, với mục đích cung cấp cho bạn đọc những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Trong 10 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, tủ sách đã mang đến cho người đọc những tác phẩm giá trị, song hành cùng những người làm trong ngành giáo dục.

Bình Yên làng cổ Phong Nam

Bình Yên làng cổ Phong Nam

Mỗi khi đến Đà Nẵng, thi thoảng tôi lại ngược phố về thăm lại làng cổ Phong Nam (xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, Đà Nẵng). Không giống như nhiều người đến làng cổ để tránh nắng hè gay gắt, tôi lại thường chọn tháng tám, tháng chín để làm cuộc hành trình bởi yêu thiết tha thời điểm giao mùa nơi làng cổ Phong Nam.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y

Bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y

Bố Y là một trong số các dân tộc rất ít người của tỉnh Lào Cai, sinh sống tập trung ở thị trấn và các xã Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố của huyện Mường Khương. Cũng như các dân tộc thiểu số khác tại, dân tộc Bố Y có rất nhiều phong tục đẹp thể hiện đời sống tinh thần phong phú như các nghi lễ, tín ngưỡng dân gian, các điệu dân ca, dân vũ, làm trang phục dân tộc…

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều 18/11 tại Hà Nội.

Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ngày 18/11/2023, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, chiều 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Công an phối hợp với các đơn vị liên quan chứng kiến lễ chuyển giao ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' cho Việt Nam.

Phát triển công nghiệp điện ảnh tại TPHCM: Nội ứng, ngoại hợp

Phát triển công nghiệp điện ảnh tại TPHCM: Nội ứng, ngoại hợp

Trong chiến lược phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa tại TPHCM, để thành công, ngoài chủ trương đúng đắn của xã hội hóa, việc huy động sự chung tay, giúp sức, hiến kế, đồng thời xây dựng các giải pháp nhằm kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại từ nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tối 17/11, tại sân cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình) UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái.

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Luật Di sản văn hóa được ban hành từ năm 2001, sau đó đã có một số lần được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn có không ít di sản đang bị xâm hại. Công tác bảo tồn, phát huy còn gặp khó khăn, nhiều nội dung của Luật chưa bám sát thực tế. Dự thảo Luật Di sản sửa đổi đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục lấy ý kiến để trình Quốc hội được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để bảo vệ di sản.

fb yt zl tw