Đổi mẫu thẻ căn cước công dân mới, người dân có phải đi đổi lại?

Theo dự thảo, việc đổi sang mẫu thẻ căn cước công dân (CCCD) mới không phải là trường hợp bắt buộc.

Theo đề nghị của Chính phủ với Ủy Ban Thường vụ Quốc hội tại tờ trình số 47 ngày 28/2, dự án Luật Căn cước công dân được đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023, Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5.

Hiện dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) vẫn đang được Bộ Công an lấy ý kiến đến ngày 13/3.

Đổi mẫu thẻ căn cước công dân mới, người dân có phải đi đổi lại? ảnh 1
Điểm mới tại dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) là sẽ bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng trên mặt sau của thẻ.

Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo lần này đó là việc Luật CCCD sửa đổi quy định nhiều nội dung in trên thẻ CCCD so với quy định hiện nay. Cụ thể, sẽ bỏ vân tay và đặc điểm nhận dạng ở mặt sau của thẻ; thông tin nơi thường trú, quê quán ở mặt trước sẽ thay bằng nơi cư trú và nơi đăng ký khai sinh….

Từ đây, vấn đề được nhiều người quan tâm là với những thẻ CCCD đã được cấp theo mẫu hiện hành thì nếu dự thảo được thông qua, ban hành mẫu thẻ mới, người dân có phải đi đổi lại hay không?

Về vấn đề này, Điều 25 dự thảo luật quy định, thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp: Đến tuổi bắt buộc đổi thẻ; thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng sinh; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của luật; có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD; thu hồi số định danh cá nhân; thay đổi nơi thường trú hoặc khi công dân có yêu cầu.

Ngoài ra, thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp công dân bị mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, trong các trường hợp bắt buộc đổi, cấp lại thì không có quy định nào yêu cầu công dân phải đổi sang mẫu thẻ mới do Bộ Công an phát hành. Do đó, nếu dự thảo này được thông qua, thẻ CCCD vẫn còn hạn sử dụng thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn hoặc nếu có nhu cầu có thể đổi sang mẫu mới.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, dự thảo quy định chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Do đó, sau ngày này dù CMND còn hạn sử dụng thì cũng phải đổi sang CCCD. Khi đó, người dân sẽ được cấp CCCD theo mẫu mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw