Độc đáo show diễn thời trang tái hiện "Phiên chợ Âm Dương" ở Cần Thơ

Đêm diễn không chỉ mang đậm văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn đưa khán giả đắm mình không gian của một phiên chợ độc nhất vô nhị - nơi người âm và người dương có thể gặp và mua bán với nhau.

Tối 1/6, tại Cần Thơ diễn ra đêm diễn thời trang kết hợp phục dựng, tái hiện “Phiên chợ Âm Dương: Mua may, bán rủi.”

Ông Ngô Anh Minh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Truyền thông Giải trí Việt News - Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Với mong ước góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc, lần đầu tiên “Phiên chợ Âm Dương: Mua may, bán rủi” - một hoạt động mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian xứ Kinh Bắc được phục dựng, tái hiện trong một show diễn thời trang tại miền Tây.

Quan khách không chỉ được thưởng thức các màn trình diễn những bộ sưu tập của các tác giả Nam Đỗ, Lê Thành Danh với chủ đề “Hồn quê,” “Mùa gặt” mang đậm văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long; mà còn được đắm mình vào không gian của một phiên chợ độc nhất vô nhị - nơi người âm và người dương có thể gặp và mua bán với nhau.

Ông Ngô Anh Minh cho biết theo quan niệm dân gian, “Phiên chợ Âm Dương” chỉ được họp phiên duy nhất vào đêm mùng 4 và kết thúc vào rạng sáng mùng 5 tháng Giêng. Đây là dịp để người sống có cơ hội gặp lại người thân đã khuất.

Chợ không sử dụng đèn sáng mà chỉ có một số ngọn nến nhỏ bé soi hàng. Những người đi chợ không nói cười ồn ào vì sợ những linh hồn hoảng sợ, làm mất đi sự tôn nghiêm của không gian trong chợ.

Mọi người tham gia phiên chợ với tâm lý “mua may, bán rủi,” cầu cho người âm được no đủ, được hồi hướng… do đó, các vật phẩm được bày tại chợ sẽ có tiền vàng mã, cháo, gà đen…

Người bán không ra giá, người mua không mặc cả. Hai bên đều vui vẻ. Sau khi tan chợ, những người còn lại sẽ mời nhau uống nước, ăn trầu, hát quan họ.

Chị Nguyễn Thị Mộng Thương, người dân huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ) chia sẻ: Đây là lần đầu tiên chị được nhìn thấy và nghe về “Phiên chợ Âm Dương.”

Không gian "Phiên chợ Âm Dương" ma mị bởi ánh sáng từ những ngọn đèn dầu dẫn lối. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Không gian "Phiên chợ Âm Dương" ma mị bởi ánh sáng từ những ngọn đèn dầu dẫn lối. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)

Qua lời thuyết minh của người dẫn chương trình và các hình ảnh trực quan được tái hiện tại sự kiện, chị thấy đây là một nét văn hóa độc đáo, cần được gìn giữ và lưu truyền.

Chị mong rằng trong tương lai sẽ có dịp được đến trải nghiệm “Phiên chợ Âm Dương” ngay trên mảnh đất Bắc Ninh - nơi đang lưu giữ phong tục xưa độc đáo này./.

Theo vietnamplus.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw