Độc đáo kỹ thuật đan lát của người Tày Nghĩa Đô

LCĐT - Đan lát là nghề thủ công truyền thống của người Tày ở Nghĩa Đô (Bảo Yên). Từ nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên: Giang, nứa, cọ, mây, vầu, người Tày đã tạo ra nhiều vật dụng thiết yếu trong gia đình. Sản phẩm là những vật dụng quen thuộc: Rổ, rá, giỏ, mẹt, khóp đựng xôi và một số đồ dùng không thể thiếu trong nghi lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ thôi nôi, lễ tang. Kỹ thuật đan lát của người Tày thể hiện sự công phu, khéo léo của đôi tay, tính thẩm mỹ và trí tưởng tượng phong phú.

Độc đáo kỹ thuật đan lát của người Tày Nghĩa Đô ảnh 1
Kỹ thuật đan lát của người Tày thể hiện sự công phu, khéo léo của đôi tay.

Bà Ma Thị Sơ ở thôn Bản Làng, xã Nghĩa Đô là thợ đan lâu năm cho biết: Để đan được một sản phẩm đẹp, cần có kỹ thuật vót nan đều tay. Kỹ thuật chẻ nan quyết định đến thành công của sản phẩm đan lát. Đối với mỗi sản phẩm khác nhau, họ có cách vót nan phù hợp để khi đan được đúng như ý, kỹ thuật tạo hoa. Phụ nữ Tày có cách vót nan độc đáo: Ở giữa nan thì rộng, hai đầu của nan chuốt hơi hẹp, nhọn lại.

Thời điểm chọn chặt cây cũng quan trọng, họ kiêng không chọn ngày rằm để tránh bị mối mọt, bí quyết của thợ đan lát là chọn được cây đúng độ tuổi. Đan sọt để đựng đồ lễ gánh sang nhà gái họ thường chọn cây hơn 1 năm tuổi, cây già quá, non quá đều không sử dụng được. Thợ đan sọt đựng đồ lễ được gia đình nhờ đan phải là vợ chồng hòa thuận, có con trai và con gái, gia đình hạnh phúc. Nôi tặng trẻ vào lễ đầy tháng được đan ở không gian thiêng, đó là giữa dòng suối với quan niệm khi trẻ nằm ngủ sẽ ngủ say giấc, chóng lớn.

Sự sáng tạo của thợ đan lát trên vùng nguyên liệu truyền thống, gần gũi của Nghĩa Đô là dùng nan cật của cành cọ để đan thành chiếc mẹt đẹp mắt, rất ấn tượng. Những đồ đan của họ thể hiện sự sáng tạo: Trước đây họ đan đồ đựng trầu cau hoặc “lip” đựng quần áo của cô dâu khi về nhà chồng thì ngày nay cải tiến về kiểu dáng, kích cỡ, trở thành vật dụng cắm hoa, đựng mỹ phẩm và nhiều tiện ích khác.

Sản phẩm của nghề đan rất phong phú, đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, phục vụ phát triển du lịch của địa phương.

Độc đáo kỹ thuật đan lát của người Tày Nghĩa Đô ảnh 2
Người Tày đan lát từ những nguyên liệu tự nhiên như giang, nứa, cọ, mây, vầu...

Ấn tượng từ sản phẩm đan lát của phụ nữ Tày là các hoa văn, họa tiết đẹp mắt, đa dạng. Từ chiếc mẹt, chiếc “đeng hoa”, “lip”... đều có kỹ thuật đan rất độc đáo. Kỹ thuật đan lóng mốt, lóng đôi, có khi lóng ba là do kỹ thuật của từng người nhặt nan, nếu đã lên lóng 1 thì chú ý cách phối nan để tạo thành hoa, sự phối hợp giữa nan màu đen và màu trắng ở những vị trí tạo hoa phải rất tinh mắt, cẩn thận. Các loại hoa văn chủ đạo trang trí trên đồ đan có hoa “béo phay”, một loại hoa trên rừng, có nhụy màu trắng, cuống màu xanh; hạt quả trám và hoa “mác cườm” thường thể hiện ở phần gần đế…

Kỹ thuật đan thường thể hiện sự khác biệt ở phần đế, phần thân và cạp. Phần thân tạo tác nhiều hoa văn có quy luật tạo sự cân xứng, đối xứng các hoa văn, có chia ô để thể hiện rõ từng hoa văn ở mỗi góc độ; chia ô tạo hoa văn ở mỗi vuông, mang tính chất đối xứng ở thân của sản phẩm. Kỹ thuật đan cạp dùng dây thít vòng miệng của đồ đan, điểm đầu ở một chỗ đến cuối buộc giữ ở bên trong, dấu mối ở bên trong đan ở bên ngoài, không phát hiện. Kỹ thuật gập nan cũng phải tính toán lượt ở trên, lượt ở dưới sao cho đều và giấu được mối dây thít vào bên trong, tạo cho vành cạp của sản phẩm tròn đều. Miệng cạp của một số sản phẩm tạo tác sao cho tròn, cạp làm to quá sẽ bị thô…

Kỹ thuật đan “líp” đồ đựng quần áo từ phần đế đan trước với kỹ thuật đan lóng đôi, lóng ba, đan lên thân bằng lóng đôi, lóng bốn, lên đến trên đan thành đôi mới thành hoa. Khạp cóng đựng xôi, đan lóng 3, phần đế, lên 3 xuống 3 nhưng có thể đan lóng đôi cũng được, lạt bé thì nhiều hàng sẽ đẹp hơn, lạt to thì đan nhanh hơn. Đan đáy riêng phần thân riêng, với chiếc khạp đựng xôi thì họ lại đan bằng cật, đan hai lớp với kỹ thuật gập miệng khéo léo không bị lộ. Các đường hoa văn ở mẹt thẳng nhau, làm sao để đường gân hoa văn nổi bật thẳng hàng, hoa màu đen và hoa màu trắng xen kẽ nhau theo bố cục đối xứng. Tùy theo sự sáng tạo của mỗi người, nhặt hoa theo khả năng, hoa trám, hoa hình ngôi sao... hoa ở chính giữa trung tâm sẽ to hơn các hoa bé ở viền.

Kỹ thuật nhuộm nan màu đen lấy củ nâu bào nhỏ, ống giang cạo bỏ vỏ bên ngoài, sau đó dùng củ nâu sát vào nửa ống giang, rồi dùng tay quệt nhọ nồi phủ bên ngoài thì sẽ được màu đen bóng, bền, rất đẹp. Sản phẩm đan xong thì hơ qua trên lửa cho bóng đẹp, tránh bị mối mọt…

Nghề đan lát truyền thống tạo ra nhiều sản phẩm cách điệu từ vật dụng hằng ngày nhưng rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hiện nay. Hướng tới những sản phẩm thủ công truyền thống, thân thiện với môi trường là cách làm sáng tạo và đầy tâm huyết của phụ nữ Tày Nghĩa Đô. Bảo tồn và phát huy giá trị của nghề đan lát thủ công truyền thống là hoạt động rất cần thiết trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Tối 22/11, tại Khu di tích, di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc "Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần IV - 2023".

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các 'Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024', trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Trưa 21/11, tại Quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), Viện phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khai mạc Triển lãm "Đà Lạt - Khơi nguồn cảm hứng điện ảnh", giới thiệu đến công chúng gần 200 hình ảnh các bộ phim có bối cảnh quay tại "Đại phim trường" Đà Lạt.

Thêm yêu nguồn cội

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục

Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục

Cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm chính thức ra đời, với mục đích cung cấp cho bạn đọc những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Trong 10 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, tủ sách đã mang đến cho người đọc những tác phẩm giá trị, song hành cùng những người làm trong ngành giáo dục.

Bình Yên làng cổ Phong Nam

Bình Yên làng cổ Phong Nam

Mỗi khi đến Đà Nẵng, thi thoảng tôi lại ngược phố về thăm lại làng cổ Phong Nam (xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, Đà Nẵng). Không giống như nhiều người đến làng cổ để tránh nắng hè gay gắt, tôi lại thường chọn tháng tám, tháng chín để làm cuộc hành trình bởi yêu thiết tha thời điểm giao mùa nơi làng cổ Phong Nam.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y

Bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y

Bố Y là một trong số các dân tộc rất ít người của tỉnh Lào Cai, sinh sống tập trung ở thị trấn và các xã Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố của huyện Mường Khương. Cũng như các dân tộc thiểu số khác tại, dân tộc Bố Y có rất nhiều phong tục đẹp thể hiện đời sống tinh thần phong phú như các nghi lễ, tín ngưỡng dân gian, các điệu dân ca, dân vũ, làm trang phục dân tộc…

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều 18/11 tại Hà Nội.

Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ngày 18/11/2023, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, chiều 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Công an phối hợp với các đơn vị liên quan chứng kiến lễ chuyển giao ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' cho Việt Nam.

Phát triển công nghiệp điện ảnh tại TPHCM: Nội ứng, ngoại hợp

Phát triển công nghiệp điện ảnh tại TPHCM: Nội ứng, ngoại hợp

Trong chiến lược phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa tại TPHCM, để thành công, ngoài chủ trương đúng đắn của xã hội hóa, việc huy động sự chung tay, giúp sức, hiến kế, đồng thời xây dựng các giải pháp nhằm kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại từ nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tối 17/11, tại sân cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình) UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái.

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Luật Di sản văn hóa được ban hành từ năm 2001, sau đó đã có một số lần được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn có không ít di sản đang bị xâm hại. Công tác bảo tồn, phát huy còn gặp khó khăn, nhiều nội dung của Luật chưa bám sát thực tế. Dự thảo Luật Di sản sửa đổi đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục lấy ý kiến để trình Quốc hội được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để bảo vệ di sản.

Truyện hay dưới mái trường

Truyện hay dưới mái trường

Nếu “Những tấm lòng cao cả”, “Người thầy đầu tiên”, “Totto-chan bên cửa sổ” là những cuốn truyện “kinh điển” thế giới về thầy cô, bè bạn, mái trường đã trở nên quá quen thuộc, thì những cuốn sách của tác giả Việt Nam về đề tài này lại mang đến những cảm xúc mới lạ, ấm áp, lay động, dù với lứa tuổi học sinh hay người đọc trưởng thành.

Sống lại văn hóa ngàn đời

Sống lại văn hóa ngàn đời

Những năm qua, cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc đã tích cực sưu tầm, ghi chép và truyền dạy nét đẹp văn hóa, giúp “sống” lại những giá trị cổ.

Lan tỏa những giá trị văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhật Bản

Lan tỏa những giá trị văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, thực hiện Đề án "Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài", ngày 15/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức buổi nói chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

fb yt zl tw