Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.  

Trải qua gần 700 năm, văn bia vẫn còn nguyên vẹn không bị tác động bởi phong hóa hay thời tiết.
Trải qua gần 700 năm, văn bia vẫn còn nguyên vẹn không bị tác động bởi phong hóa hay thời tiết.

Độc đáo bia Ma Nhai

Bia ghi Ma Nhai lại chiến công của Nhà Trần trong việc giữ gìn bờ cõi, chinh phạt ngoại xâm, thu lại đất đai bị mất, thể hiện thanh thế của Nhà nước Đại Việt trong sự nghiệp củng cố nền độc lập của dân tộc.

Vào những năm đầu thế kỷ XIV, dưới triều Nhà Trần, mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng như Ai Lao, Chăm Pa có nhiều phức tạp. Lợi dụng tình hình đó, một số bộ tộc ở phía Tây, giáp với biên giới Nghệ An được sự hậu thuẫn của Ai Lao, đã nhiều lần đem quân đánh chiếm, cướp phá làm nhân dân vô cùng cực khổ.

Nhằm thể hiện sức mạnh của Đại Việt, đồng thời để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ đời sống nhân dân, năm Ất Hợi niên hiệu Khai Hựu thứ 7 (1335) đời Vua Trần Hiến Tông, Thái thượng hoàng Trần Minh Tông quyết định thân chinh, “tự làm tướng đích thân chỉ huy quân đội, hiệu lệnh nghiêm minh, uy thanh vang dội” tiến đánh Ai Lao. Sau khi dẹp yên bờ cõi, Thái Thượng hoàng liền lệnh Phát vận sứ Nguyễn Trung Ngạn soạn văn khắc vào vách núi kỷ niệm chiến thắng. Hiện, tấm bia đang còn tại núi Thành Nam, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Toàn bộ văn bia ngắn gọn chỉ 14 dòng với 155 chữ, khắc sâu trên vách núi đá vôi có diện tích lớn (213cm x 155cm). Khá thú vị là nét trên bia chữ to đạt mức kỉ lục, xếp vào hàng bia đá có nét chữ lớn nhất Việt Nam, trung bình mỗi chữ có đường kính khoảng 10,5cm. Sách Đại Nam nhất thống chí chép “... chữ to bằng bàn tay, khắc sâu vào đá hơn 1 tấc, nay hãy còn”.

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai.
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai.

Theo thống kê của Viện Viễn Đông Bác Cổ, tính đến năm 1945, ở nước ta đã tìm thấy 1.157 văn bia, chủ yếu là các văn bia có từ Triều Lê và Triều Nguyễn, đại bộ phận những văn bia kể trên đều chế tác từ đá nguyên khối. Độc đáo hơn cả là bia khắc trên núi đá như bia Ma Nhai (ma: mài, nhai: vách núi) bởi đây là bia khắc trực tiếp lên núi đá. Những văn bia này thường ghi lại các cuộc hành quân hay tuần du của vua chúa. Văn bia Ma Nhai kỷ công bi văn của Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn chính là một trong những tấm văn bia Ma Nhai cổ nhất tại Việt Nam hiện nay. Đây là một tư liệu đặc biệt quý hiếm trong công tác nghiên cứu sử học, văn học.

Hiện, bia Ma Nhai vẫn được chính quyền địa phương bảo tồn, lưu giữ như một thông điệp nhắc nhở hậu thế luôn ghi nhớ công lao to lớn của cha ông trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi, độc lập của dân tộc. Là một minh chứng vững bền về tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, khát vọng thống nhất giang sơn, giữ yên bờ cõi của nhân dân Đại Việt. Đây là một di sản quý giá cần được quan tâm bảo tồn để lưu lại dấu ấn thời gian của cha ông ta, nhằm giáo dục cho thế thệ trẻ về lịch sử của dân tộc.

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai là Bảo vật Quốc gia

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai.
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai.

Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Lô Văn Thao cho biết, giữa tháng 3/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mời các chuyên gia từ Cục Di sản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp khảo sát Di tích lịch sử cấp quốc gia bia Ma Nhai và đã làm việc với huyện Con Cuông tư vấn về các thủ tục trình Trung ương công nhận là Bảo vật quốc gia. Theo đó, các chuyên gia đã về đánh giá giá trị của bia Ma Nhai. Qua khảo sát, đoàn nhận thấy di tích bia Ma Nhai là hoàn toàn xứng đáng để đưa vào xếp hạng Bảo vật quốc gia, đây là bảo vật văn tự vô giá của Nghệ An.

“Việc nâng tầm giá trị của bia Ma Nhai lên Bảo vật quốc gia không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị lịch sử, văn hóa mà di tích này mang lại, mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Đồng thời, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa, thu hút du khách đến với Con Cuông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Lô Văn Thao khẳng định.

Hiện, Ban Quản lý di tích tỉnh đang xây dựng lại hồ sơ Bảo vật quốc gia cho bia Ma Nhai, trong đó có sự đánh giá từ các chuyên gia quốc tế và trong nước về giá trị về bia Ma Nhai, thu thập các tư liệu chính thống, khảo cứu và nghiên cứu bia Ma Nhai.

Để thực hiện mục tiêu này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành rập thác bản văn bia Ma Nhai. Trên thực tế, văn bia thường dễ bị tác động bởi thời gian, thời tiết và sự xâm thực của thiên nhiên. Bằng cách in rập (dán giấy dó lên mặt bia đá rồi chà loại mực đặc biệt để làm nổi chữ lên, in trên giấy dó từ đó sẽ ra bản chữ đỏ/đen rõ nét), có thể lưu giữ nội dung khắc trên bia đá một cách rõ ràng và chi tiết mà không cần phải tiếp xúc thường xuyên với hiện vật gốc, giúp bảo vệ hiện vật khỏi sự hư hại do tiếp xúc trực tiếp.

Theo bà Trần Thị Kim Phượng, Trưởng ban Ban Quản lý Di tích tỉnh cho rằng: Đây là khâu quan trọng nhằm ghi lại đầy đủ, chính xác những nét chạm khắc, hoa văn, chữ viết trên bia đá – cơ sở phục vụ cho nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá giá trị di sản. Bản in rập này khổ lớn, có thể được dùng làm tư liệu để trưng bày tại Bảo tàng Nghệ An. Sau khi làm bản in rập, Ban Quản lý di tích tỉnh tích cực xây dựng hồ sơ (bản thuyết minh, thành lập Hội đồng Giám định bảo vật cổ vật, xây dựng video, làm tờ trình trình UBND tỉnh để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…).

Việc nâng tầm giá trị của bia Ma Nhai lên Bảo vật quốc gia không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị lịch sử, văn hóa mà di tích này mang lại, mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch.
Việc nâng tầm giá trị của bia Ma Nhai lên Bảo vật quốc gia không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị lịch sử, văn hóa mà di tích này mang lại, mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch.

Trải qua gần 700 năm, văn bia vẫn còn nguyên vẹn không bị tác động bởi phong hóa hay thời tiết. Tuy nhiên, bia Ma Nhai ở trên vách núi nên không gian di tích, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật số của di tích hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, cần phải đầu tư để phát huy bảo tồn các giá trị di tích bia Ma Nhai.

Hiện, con đường dẫn lên bia Ma Nhai là những bậc đá rất ngắn và bị bào mòn (chỉ đủ cho một người lên). Vì vậy Ban Quản lý di tích tỉnh tiến hành tu sửa cấp thiết lấy từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia khoảng hơn 400 triệu đồng để mở rộng bậc tam cấp đi lên bia Ma Nhai, làm mặt bằng cho du khách tham quan, chiêm ngưỡng tấm bia giá trị này. Tuy nhiên nhìn chung đường vào di tích, khuôn viên di tích vẫn đang rất “nhếch nhác”, hoang sơ rất cần được đầu tư tu bổ, tôn tạo một cách bài bản để xây dựng bia Ma Nhai thành điểm đến du lịch, cùng với rừng Quốc gia Pù Mát, thác Khe Kèm, đập Phà Lài, tạo thành tuor tuyến khi du khách về với Con Cuông, đồng thời trở thành điểm nhấn du lịch trong hành trình về với miền Tây xứ Nghệ.

Theo baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo dòng chảy hiện đại hóa, công tác bảo tồn văn hóa Hùng Vương còn mang một ý nghĩa chiến lược sâu sắc: giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc.

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa đang ngày càng được chú trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để biến lĩnh vực này thành một trong những động lực tăng trưởng bền vững của đất nước, cần một chiến lược dài hơi, bài bản và đồng bộ. Bởi các sản phẩm văn hóa của Việt Nam vẫn chưa thể thực sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế...

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”. Đây là những tư liệu quý với góc nhìn đa chiều về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Theo công bố mới nhất, bộ phim tiểu sử về các thành viên nhóm nhạc huyền thoại The Beatles sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng vào tháng 4/2028. Điều khiến dư luận quan tâm hiện nay là gương mặt nào sẽ đảm nhận trọng trách hóa thân thành “tứ quái” nước Anh.

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

fb yt zl tw