Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Công ty Điện lực Lào Cai

Chiều 5/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Lào Cai về tình hình sản xuất, kinh doanh 9 tháng, phương hướng nhiệm vụ các tháng còn lại của năm 2023; đề xuất tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình cung ứng điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc.

baolaocai_dl (1).JPG
Quang cảnh buổi làm việc.

Theo báo cáo của Công ty Điện lực Lào Cai, đến hết tháng 9/2023, việc cung cấp điện được duy trì tốt cho các hoạt động của Nhân dân trong tỉnh, các dịp lễ, các sự kiện chính trị của địa phương.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, điện thương phẩm đạt 1.862,63 triệu kWh, đạt 75,72% kế hoạch NPC giao.

Hiện nay, các chỉ tiêu độ tin cậy đến hết tháng 9/2023 của công ty đạt so với chỉ tiêu được giao.

Trong năm 2023, PC Lào Cai thực hiện 11 dự án điện xây dựng mới, tổng vốn đầu tư gần 157 tỷ đồng, tính đến ngày 25/9 đã đóng điện được 59/59 trạm biến áp đưa vào khai thác sử dụng thuộc 8 dự án.

PC Lào Cai đã tham gia tất cả các cuộc tiếp xúc cử tri với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khi có yêu cầu.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc PC Lào Cai kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh 8 nội dung.

baolaocai_dl (2).JPG
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc PC Lào Cai kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ của ngành điện trên địa bàn.

Trong đó, vướng mắc về kế hoạch sử dụng đất, PC Lào Cai đề xuất tạo điều kiện cho PC Lào Cai đăng ký kế hoạch sử dụng đất kèm theo bản đăng ký kế hoạch danh mục đầu tư xây dựng vào năm trước để sang năm sau có danh mục mới thực hiện đảm bảo tiến độ; hoặc HĐND tỉnh, các huyện tạo điều kiện phê duyệt kịp thời các kế hoạch sử dụng đất đăng ký bổ sung trong năm thực hiện đầu tư xây dựng.

Vướng mắc về thủ tục đo đạc địa chính, đề xuất tỉnh giao các huyện thẩm định lại các biên bản thỏa thuận đã ký kết giữa Công ty Điện lực Lào Cai và chủ sử dụng đất. Nếu vị trí đất trên (có tọa độ GPS để nội suy ra diện tích chiếm đất) đúng của chủ sử dụng đất và giá trị thỏa thuận đã căn cứ đúng theo đơn giá của tỉnh đã ban hành thì có thể dùng làm căn cứ để ra quyết định thu hồi đất và phê duyệt kinh phí đền bù đất. Sau khi có các quyết định trên và quyết định phê duyệt kinh phí đề bù hoa màu, Công ty Điện lực Lào Cai mới có thể chi trả tiền và bắt đầu thi công công trình đảm bảo tiến độ.

Về việc áp giá hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất khi thu hồi đất, đề xuất tỉnh quy định chi tiết tỷ lệ, diện tích đất tối thiểu mà việc thu hồi đất có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người bị thu hồi đất là bao nhiêu để được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất. Đồng thời, riêng đối với các công trình điện phục vụ lợi ích cộng đồng, nâng cao đời sống cho Nhân dân, đề nghị không áp dụng mức hỗ trợ ổn định đời sống vì diện tích đất thu hồi nhỏ.

Về công tác di chuyển lưới điện (đường dây và trạm biến áp) để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, Công ty Điện lực Lào Cai đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội xem xét, kiến nghị lên Quốc hội đối với các dự án cải tạo, nâng cấp công trình giao thông có ảnh hưởng đến công trình điện thì chủ đầu tư dự án nêu trên phải bổ sung chi phí đền bù, dịch chuyển hạ tầng kỹ thuật các công trình điện vào chi phí dự án để phù hợp với trách nhiệm phải quản lý, bảo toàn vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của EVN theo quy định của pháp luật hiện hành.

Về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án lưới điện, Công ty Điện lực Lào Cai đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội xem xét, kiến nghị lên Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 theo hướng cần có cơ chế đặc thù cho các dự án đầu tư hệ thống điện quốc gia (lưới điện truyền tải và phân phối), coi các công trình này là các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì được miễn áp dụng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, Công ty Điện lực Lào Cai đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh xem xét, kiến nghị lên Quốc hội một số nội dung vướng mắc về việc xin thỏa thuận và cấp phép thi công công trình điện dọc quốc lộ, trên cầu thuộc quốc lộ; kiến nghị về công tác tiếp nhận tài sản theo Quyết định 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017...

baolaocai_dl (3).JPG
Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết sẽ tiếp thu các kiến nghị của ngành điện và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu giải quyết.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng các kiến nghị, đề xuất của Công ty Điện lực Lào Cai đã cho thấy những quy định của pháp luật còn nhiều điểm chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn. Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ tiếp thu và kiến nghị với Quốc hội có ý kiến với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu tháo gỡ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

fbytzltw