Đồ sộ sách "Lịch sử Việt Nam bằng hình"

Đây là công trình công phu với gần 2.000 minh họa tranh ảnh và bản đồ chính thức ra mắt độc giả.

Chiếm phần quan trọng trong "Lịch sử Việt Nam bằng hình" là kho tư liệu ảnh hiện vật phong phú, đa dạng với gần 2.000 tranh ảnh và bản đồ ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, được sưu tập từ hàng chục bảo tàng trong nước, ngoài nước cùng các bộ sưu tập tư nhân.

Ra mắt bạn đọc sau 17 năm

Họa sĩ Trần Đại Thắng, Giám đốc Công ty Đông A, chia sẻ từ 17 năm trước, khi tham gia hội sách Frankfurt (Đức), ngắm nghía nhiều cuốn sách bách khoa toàn thư, lịch sử các nước với nhiều hình minh họa, ông đã mong ước sau này sẽ làm được những cuốn sách lịch sử Việt Nam như vậy. Cũng có chung mong ước này, ông Đỗ Quốc Đạt Nhân, một người trong nhóm làm cuốn sách này của Đông A, ôm ấp ý tưởng thực hiện một cuốn sách ảnh về sử Việt.

Hai người mê sách và lịch sử sau đó đã cùng nhau hiện thực hóa ý tưởng cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng hình". Sau 17 năm, cuốn sách hơn 600 trang đã được NXB ĐH Sư phạm và Đông A ra mắt độc giả.

"Lịch sử Việt Nam bằng hình" phác họa bức chân dung toàn cảnh về quá trình dựng nước và giữ nước, xuyên suốt từ thời xuất hiện các cư dân cổ xưa đầu tiên trên lãnh thổ cho đến khi hình thành một quốc gia hiện đại như ngày nay. Cuốn sách cũng giới thiệu các lớp văn hóa của Việt Nam, được khơi nguồn từ buổi sơ khai đồ đá, đồ kim khí đến lúc định hình bản sắc riêng rực rỡ vào thời Lý - Trần, và không ngừng được bồi đắp, sản sinh vào những giai đoạn tiếp theo. Những trận đánh vang danh, những danh nhân nổi tiếng cũng được giới thiệu trong sách, qua đó lý giải nhiều bước ngoặt quan trọng của dòng chảy lịch sử nước nhà.

Cuốn sách được bố cục thành 14 phần chính: Tiền sử và truyền thuyết; Chống Bắc thuộc; Nhà Ngô - Đinh - Tiền Lê; Nhà Lý; Nhà Trần; Nhà Hồ và thời thuộc Minh; Nhà Hậu Lê (thời Lê sơ); Nhà Mạc; Thời Lê Trung Hưng và chính quyền chúa Nguyễn; Nhà Tây Sơn; Nhà Nguyễn (Sơ kỳ); Chống Pháp và Pháp thuộc; Độc lập, thống nhất và phát triển; Nghìn năm văn hiến.

Họa sĩ Trần Đại Thắng chia sẻ để có được ấn bản hoàn chỉnh, ê-kíp đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu. Với 2.000 hình ảnh trong cuốn sách, những người làm sách đã có nhiều chuyến đi thực tế ở hàng chục bảo tàng trong và ngoài nước như: Anh, Mỹ, Ý, Bỉ, Nhật, Thái Lan…

Bên cạnh lịch sử Việt Nam, cuối mỗi phần có thêm bài khái quát vắn tắt tình hình Trung Quốc và phương Tây ứng với từng giai đoạn lịch sử trong nước. Dựa vào đó, bạn đọc có thể nhìn rộng ra khung cảnh thế giới đương thời và hiểu biết thấu đáo hơn về lịch sử Việt Nam.

Bộ sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” .
Bộ sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” .

Cuốn thông sử giá trị

Đội ngũ biên soạn của "Lịch sử Việt Nam bằng hình" gồm các biên tập viên Đông A và ban cố vấn nội dung đều là những nhà chuyên môn trong nhiều lĩnh vực. Ở chuyên ngành lịch sử, cuốn sách có sự thẩm định, hiệu đính của PGS-TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS-TS Trần Trọng Dương, TS Nguyễn Đình Chiến - nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, TS Nguyễn Việt, TS Nguyễn Thị Hậu...

PGS-TS Nguyễn Bá Cường, Giám đốc NXB Đại học Sư phạm, đánh giá "Lịch sử Việt Nam bằng hình" là cuốn sách cần thiết trong mỗi gia đình, cho các lứa tuổi, ngành nghề khác nhau cũng như đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Sách sẽ góp phần kết nối và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, văn hiến, nghệ thuật, truyền thống yêu nước, tự lực tự cường của dân tộc.

PGS-TS Trần Đức Cường bày tỏ sự khâm phục với nhóm biên soạn vì sau 17 năm ấp ủ đã ra mắt công trình đồ sộ với 659 trang sách, 2.000 hình minh họa sắc nét. Ông gọi tác phẩm là "cuốn thông sử, thể hiện hết sức hệ thống về lịch sử Việt Nam từ năm xa xưa nhất cho tới hôm nay".

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh những người làm sách đã đáp ứng nhu cầu đọc của xã hội bây giờ. Cuốn sách hướng tới đối tượng bạn đọc rộng rãi với nhiều lứa tuổi khác nhau. Việc đọc lịch sử không chỉ bằng chữ mà còn bằng hình sẽ in dấu ấn sâu vào tâm trí người đọc.

Các di tích, chùa, đền, tượng đài gắn liền với tên tuổi các danh nhân lịch sử cũng hiện diện dưới dạng ảnh chụp để minh họa cho ngôn từ thêm phần sinh động. Nơi lưu giữ và bản quyền hình ảnh đều đã được cập nhật dưới ghi chú hình ảnh và trang bản quyền hình ảnh ở cuối sách.

Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw