Đồ ăn cứu trợ đồng bào vùng bão lũ: Nên gửi gì và bảo quản thế nào?

Những ngày này, người dân cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ khu vực phía Bắc. Những nồi bánh chưng, nắm cơm… được khắp nơi chuẩn bị để cứu trợ cho bà con đang chịu thiệt hại, chia cắt do mưa bão.

Người dân ở Nghệ An gói bánh chưng cứu trợ người dân vùng lũ phía Bắc.
Người dân ở Nghệ An gói bánh chưng cứu trợ người dân vùng lũ phía Bắc.

Nên gửi đồ ăn cứu trợ gì?

Trên mạng xã hội những ngày này chia sẻ nhiều hình ảnh người dân cùng nhau gói bánh chưng, nấu cơm nắm… chuẩn bị cứu trợ cho đồng bào vùng lũ.

Thế nhưng, trong tình hình bão lũ phức tạp, việc bảo quản các thực phẩm vận chuyển đến tận tay bà con vùng bão như thế nào, làm sao để đảm bảo an toàn, thực sự giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này khiến nhiều người băn khoăn.

Đăng tải trên trang cá nhân, chị T. (trú TP Cần Thơ) chia sẻ hình ảnh cơm nắm, muối vừng và thịt kho được hút chân không chuẩn bị vận chuyển cứu trợ người dân vùng lũ cùng dòng trạng thái: "Mình không biết thức ăn như thế này được vận chuyển đến đâu, mất bao lâu và liệu tới tay người cần có ăn được hay không. Nếu nhận đồ ăn mà hư hại nếu ăn thì sẽ càng nguy hiểm".

Rất nhiều người cũng băn khoăn, không biết nên chuẩn bị đồ ăn gì và bảo quản ra sao để khi đến tay người dân vùng lũ sẽ vẫn còn sử dụng được một cách an toàn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ cả nước đang hướng về người dân vùng bão lũ, đó là tinh thần "lá lành đùm lá rách" của dân tộc Việt Nam rất đáng trân trọng.

Nói về việc chuẩn bị đồ ăn cứu trợ cho đồng bào vùng lũ sao cho an toàn, ông Thịnh nhấn mạnh ba vấn đề cần quan tâm đó là an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến, cách bảo quản và lựa chọn loại thực phẩm cứu trợ.

Ông Thịnh cho rằng những loại đồ ăn có thể sử dụng ngay, không cần qua chế biến nên được ưu tiên trong hoàn cảnh mưa lũ hiện nay. Ví dụ như bánh chưng, cơm nắm, gạo rang, thịt kho khô, cá biển khô…

"Trong đó, bánh chưng là lựa chọn khá thích hợp để người dân vùng bão lũ, sạt lở có thể sử dụng ngay, dễ bảo quản, vận chuyển. Bánh chưng đã có đầy đủ cả đậu, thịt, tinh bột, vì vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng.

Tuy nhiên, để đảm bảo, ngay từ khâu chuẩn bị người dân phải lựa chọn các nguyên liệu và quá trình chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điểm lưu ý đặc biệt khi chế biến đồ ăn sẵn để có thể lưu trữ sử dụng được lâu là phải nấu chín thật kỹ.

Phải đảm bảo đồ ăn đã được nấu chín thật kỹ. Sau khi đã nấu chín kỹ, người dân cần để nguội bằng với nhiệt độ ngoài trời rồi mới đóng gói để vận chuyển đến các địa điểm cứu trợ", ông Thịnh hướng dẫn.

Người dân chuẩn bị cơm nắm, muối vừng cứu trợ người dân vùng lũ phía Bắc - Ảnh: Mạng xã hội
Người dân chuẩn bị cơm nắm, muối vừng cứu trợ người dân vùng lũ phía Bắc - Ảnh: Mạng xã hội

Cũng theo ông Thịnh, người dân có thể chuẩn bị đồ ăn cứu trợ như gạo rang. Trước khi rang, nên ngâm trước gạo, sau đó rang khô. Gạo rang sẽ hơi xốp (không giống như bỏng gạo - PV), đây là thực phẩm trước đây trong kháng chiến thường sử dụng.

Với thịt kho, nên sử dụng loại thịt ít mỡ, kho khô, hơi mặn một chút để có thể bảo quản được lâu hơn.

Hút chân không sẽ giúp bảo quản lâu hơn

Về việc đóng gói, ông Thịnh lưu ý người dân nên đóng gói đồ ăn vào túi mềm, sau đó hút chân không được là tốt nhất. Việc hút chân không vừa giúp bảo quản được đồ ăn lâu hơn, vừa giúp đồ ăn không bị ướt, bẩn nếu không may rơi xuống nước trong mưa lũ.

“Đối với bánh chưng, nếu trong điều kiện bảo quản bình thường có thể sử dụng khoảng 7 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương. Khi hút chân không có thể sử dụng được gần 2 tuần. Tùy vào từng địa điểm cứu trợ mà người dân nên có phương án chuẩn bị để đảm bảo đồ ăn vẫn sử dụng được. Khi nhận thấy bánh có nấm mốc, mùi lạ thì không nên sử dụng nữa”, ông Thịnh nói thêm.

Theo ông Thịnh, bánh chưng, cơm nắm chuẩn bị nên cân đối để đủ một người sử dụng cho một bữa ăn, tránh để lưu trữ sang bữa khác.

Bên cạnh đó, người dân không nên vận chuyển trứng, cá nước ngọt… bởi sẽ dễ bị hư hỏng, khó bảo quản.

Theo tuoitre.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Một trong những chủ đề triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 (Tháng hành động) được UBND tỉnh chỉ ra trong Kế hoạch triển khai là “Thức ăn đường phố”. Ngoài ra, chủ đề còn được nhấn mạnh tới các bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống; Tháng hành động kéo dài từ ngày 15/4 - 15/5/2025.

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168 hướng dẫn BHXH các khu vực và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện hành đến hết ngày 31/5/2025. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức, đồng thời tiết kiệm chi phí, chống lãng phí.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Tổng kết tình hình thực hiện một số nghị định về bảo hiểm y tế; xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Thông tin từ Sở Y tế, để đáp ứng đầy đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mùa xuân - hè và thuốc phục vụ nhu cầu dịp nghỉ lễ kéo dài (Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5), ngành y tế sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Những năm qua, HĐND - UBND tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng thực hiện các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn nhân lực y tế. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đã có 1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, thu hút đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Những năm gần đây, tỷ lệ người dân mắc bệnh lý suy thận có xu hướng gia tăng ở tất cả lứa tuổi. Trung bình mỗi năm có khoảng 600 bệnh nhân suy thận mạn được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Để tạo thuận lợi cho người bệnh điều trị, ngành y tế tỉnh đã quan tâm mở rộng đơn vị chạy thận nhân tạo.

Chủ động phòng chống bệnh lao

Nhân ngày Thế giới phòng chống lao (24/3): Chủ động phòng chống bệnh lao

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm nguy hiểm. Nước ta đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2035 giảm tỷ lệ người mắc bệnh xuống mức thấp nhất là 20/100.000 người. Người mắc bệnh lao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn, giúp ngăn chặn nguồn lây lan tại cộng đồng. Do đó, các hoạt động phòng chống lao được ngành y tế và các địa phương quan tâm triển khai.

fb yt zl tw