Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Dịu dàng vòng tay “mẹ đỡ đầu”

Dịu dàng vòng tay “mẹ đỡ đầu”

Vòng tay dịu dàng của “mẹ đỡ đầu” luôn dang rộng để “ôm ấp” tuổi thơ, khỏa lấp khoảng trống tâm hồn những đứa trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn ở Mường Khương.

Với trái tim yêu thương cùng tinh thần tự nguyện, chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội Phụ nữ huyện Mường Khương thành lập đã kết nối, hỗ trợ 19 trẻ mồ côi trên địa bàn. Không chỉ đỡ đầu gián tiếp bằng kinh phí, vật chất thông qua các nhóm “Mẹ đỡ đầu” của hội phụ nữ cơ sở, mà những người “mẹ thứ hai” còn trực tiếp đến nhà hướng dẫn, giúp con học bài, chỉ bảo con chăm sóc, bảo vệ bản thân, hỗ trợ các nhu yếu phẩm, chi phí sinh hoạt và học tập, động viên, khích lệ các con vượt qua khó khăn.

3.png

Đó là chia sẻ của chị Lý Thị Cưn, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Dìn Chin khi nhắc về hoàn cảnh gia đình em Thền Thị Yến Linh (sinh năm 2015) ở thôn Cốc Cáng.

2.png

Năm 2022, bố Linh bị tai nạn qua đời, mẹ bỏ lại 4 con nhỏ, đi làm ngoài tỉnh để có tiền trả nợ cho gia đình. Để giúp Linh xoa dịu những nỗi đau, mẹ đỡ đầu Lý Thị Cưn thường xuyên tới nhà thăm, chăm sóc, luôn có mặt đúng lúc con cần và trở thành điểm tựa cho con trong cuộc sống. Chị Cưn còn kết nối với các nhà hảo tâm để có nhu yếu phẩm, quần áo, giày dép cho Linh.

4.png

Em Lò Thị Ngà (dân tộc Nùng), học sinh lớp 6, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nấm Lư cũng là một trong những trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng khác, Ngà cùng với anh trai lớn lên trong sự bảo bọc của ông bà nội. Hiện nay, ông bà của em đều cao tuổi, không thể đi làm nên cuộc sống ngày càng khó khăn, đã có lúc Ngà muốn bỏ học để không làm phiền ông bà. May mắn thay, qua sự kết nối của chương trình “mẹ đỡ đầu”, chị Châu Thị Mỷ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nấm Lư đã tìm thấy em, động viên em đi học trở lại.

5.png

Chương trình “mẹ đỡ đầu” được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động cuối năm 2021, nhằm vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa hoặc có người nuôi dưỡng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn), trẻ mồ côi chưa được nhận đỡ đầu hoặc ít nhận được sự hỗ trợ. Chị Bùi Thị Huấn, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Mường Khương cho biết: Tại huyện Mường Khương, chương trình không chỉ dừng lại ở trẻ em bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, mà còn mở rộng sự quan tâm, nâng đỡ trẻ mồ côi đặc biệt khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, xã hội.

7.png

Trong năm 2023, Hội Phụ nữ huyện Mường Khương đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới trẻ mồ côi trong khuôn khổ chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Nhân dịp khai giảng năm học 2023 - 2024, các cấp hội đã kết nối, liên hệ với các trường đề nghị giảm học phí cho các em là trẻ mồ côi do hội nhận đỡ đầu. Các cấp hội còn tổ chức thăm, tặng 49 suất quà, 3 triệu đồng cùng quần áo và nhu yếu phẩm với tổng trị giá hơn 22 triệu đồng.

Theo chị Bùi Thị Huấn, chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã tạo được sự lan tỏa mạnh giúp nhiều trẻ mồ côi trên địa bàn huyện có thêm điều kiện học tập, phát triển và trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em có hoàn cảnh khó khăn chưa được giúp đỡ.

Hội Phụ nữ huyện mong tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ của các nhà hảo tâm để các em vượt qua khó khăn.

Chị Huấn nói.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw