Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Mạng xã hội góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Mạng xã hội góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Trong bối cảnh bình đẳng giới vẫn còn là một vấn đề nan giải đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, mạng xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc lan toả và thúc đẩy sự thành công của Dự án 8.

Dự án 8 về “thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với nhiều hoạt động tích cực đã và đang góp phần thay đổi cuộc sống của nữ giới.

Trong nội dung 1 của Dự án 8 về “hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em”, thời gian qua, hội phụ nữ các cấp trong tỉnh đã sử dụng các phương pháp truyền thông mới, phù hợp với công nghệ số, trong đó nổi bật là sử dụng mạng xã hội trở thành một kênh truyền thông hiệu quả và phổ biến.

Cán bộ hội phụ nữ cơ sở hướng dẫn hội viên cách truy cập tài khoản Facebook, Zalo của hội.

Cán bộ hội phụ nữ cơ sở hướng dẫn hội viên cách truy cập tài khoản Facebook, Zalo của hội.

Bà Bùi Thị Huấn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mường Khương cho biết: Để Dự án 8 đi vào đời sống hội viên, phụ nữ, bên cạnh đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp, Hội LHPN huyện Mường Khương tích cực sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo… để đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như thông tin hoạt động của các cấp hội một cách nhanh chóng, kịp thời đến hội viên, phụ nữ.

Các tài khoản mạng xã hội của Hội LHPN huyện Mường Khương thường xuyên cập nhật những hình ảnh đẹp, cách làm hay, gương phụ nữ tiêu biểu, góp phần lan tỏa trên không gian mạng. Bên cạnh đó, hội thường xuyên chia sẻ những hoạt động bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc như dân vũ thể thao, thêu, may truyền thống…

z4957157515316_a92c474d5acca01c5ea94d90a5a85954.jpg
Cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở chủ động chụp ảnh và viết tin, bài để đăng tải trên mạng xã hội.

Mạng xã hội đã tạo không gian mở, thông tin về bình đẳng giới và quyền lợi phụ nữ được lan truyền rộng rãi, giúp tăng cường nhận thức và nâng cao vị thế của họ trong xã hội, đồng thời mạng xã hội còn giúp phụ nữ vùng cao tiếp cận kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân và đóng góp cho cộng đồng. Đây cũng là “công cụ” giúp phụ nữ tự tin hơn trong việc tương tác, phát ngôn, đấu tranh vì quyền lợi của bản thân.

Khi theo dõi các tài khoản trên mạng xã hội của hội phụ nữ, tôi được tiếp cận nhiều thông tin hữu ích về cơ hội việc làm, vay vốn chính sách để phát triển kinh tế cũng như các hoạt động xã hội.

Chị Lù Thị Nòn, thôn Lùng Khấu Nhin, xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) chia sẻ.

Khi tham gia mạng xã hội, tôi được chủ động lên tiếng, góp ý, tâm sự, chia sẻ ý kiến của bản thân và được cán bộ hội phụ nữ phản hồi, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Chị Ma Thị Phượng, thôn Ngam Lâm, xã Nấm Lư (huyện Mường Khương) tâm sự.

Không chỉ tại Mường Khương, nhiều cán bộ, hội viên của các cấp cơ sở hội phụ nữ khác trong tỉnh đã chủ động sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin chính thống về tình hình thời sự, các vụ việc được dư luận xã hội quan tâm; kinh nghiệm sống; nữ công gia chánh; công tác từ thiện nhân đạo… Từ đó, hội viên, phụ nữ không chỉ được nêu gương, thể hiện bản thân mà còn khẳng định vai trò và năng lực của mình trong xã hội.

Thêm tiêu đề phụ (2).png
Mạng xã hội trở thành "cầu nối" giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ kết nối, gắn bó hơn.

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 400 nhóm Zalo và 138 fanpage trên Facebook của các cấp cơ sở hội (gồm 1 fanpage của Hội LHPN tỉnh với gần 4.000 lượt theo dõi; 1 fanpage của Hội Phụ nữ Công an tỉnh với gần 10.000 lượt theo dõi; 9/9 fanpage của hội phụ nữ các huyện, thành phố, thị xã và 127/152 fanpage của xã, phường, thị trấn).

Thiết kế chưa có tên (1).png
Các trang mạng xã hội của Hội LHPN tỉnh thường xuyên cập nhật những hình ảnh đẹp, cách làm hay, gương phụ nữ tiêu biểu.

Bên cạnh đó, các cấp cơ sở hội chủ động phối hợp với Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh nhằm tăng cường tuyên truyền về nội dung, hoạt động và hiệu quả từ các mô hình của Dự án 8. Đồng thời, website hoilienhiepphunu.laocai.org.vn thường xuyên cập nhật, tổng hợp các bài viết để chia sẻ thông điệp về bình đẳng giới cho cán bộ, hội viên và công chúng. Trong năm 2023, website đã có gần 100.000 lượt truy cập, tạo sức lan toả mạnh mẽ cho Dự án 8.

Nội dung đoạn văn bản của bạn.jpg

Bên cạnh những mặt tích cực, việc sử dụng mạng xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức. Một số phụ nữ vùng cao vẫn chưa có điều kiện tiếp cận với mạng xã hội do hạ tầng viễn thông chưa đồng bộ hoặc thiếu kiến thức về công nghệ thông tin. Mặt khác, mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cán bộ, hội viên phụ nữ như tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin giả, tin chưa được kiểm chứng hoặc mang tính chất kích động, lan truyền các mục đích xấu; nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, trong đó nhiều nạn nhân là phụ nữ…

Cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở hướng dẫn hội viên sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Cán bộ hội phụ nữ cấp cơ sở hướng dẫn hội viên sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho phụ nữ về ứng xử trên mạng xã hội, nhận diện các hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội… Chính vì thế, truyền thông trên các nền tảng số, đặc biệt là trên mạng xã hội cũng như tổ chức tập huấn, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ 4.0 cho phụ nữ dân tộc thiểu số... cần được quan tâm.

Bà Dương Thu Thuỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh Lào Cai cho biết: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của hội là một trong hai khâu đột phá được Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII lựa chọn trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, góp phần đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

z4957160605180_e8ffc3b64559f3941fac13cb592c2876.jpg
Mạng xã hội không chỉ mang lại cơ hội cho phụ nữ thể hiện bản thân mà còn khẳng định vai trò và năng lực của mình trong xã hội.

Theo đó, Hội LHPN tỉnh đã cử cán bộ tham gia khóa tập huấn kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức và nhiều lớp tập huấn do Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức năm 2023. Hội LHPN tỉnh khuyến khích cán bộ hội cấp huyện và cấp cơ sở tích cực tự học hỏi, tìm hiểu việc viết tin, bài tuyên truyền cũng như quản trị tài khoản Facebook, nhóm Zalo…

Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu, tìm hiểu và xây dựng các quy chế hướng dẫn, hỗ trợ nhằm đẩy mạnh sự chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá công tác truyền thông bình đẳng giới trên mạng xã hội nói riêng và trên các nền tảng số nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw