Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, điều khác biệt trong mùa sốt xuất huyết năm nay là khu vực ngoại thành như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ,… và các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… có vẻ như xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm.

14.jpg
Bệnh nhân tiên lượng xấu do mắc sốt xuất huyết.

Biến chứng nguy hiểm của ca mắc sốt xuất huyết

Tháng 7 vừa qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận những ca sốt xuất huyết Dengue nặng, diễn biến phức tạp với nhiều dấu hiệu cảnh báo và biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân nam, 25 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) sau sốt xuất huyết 5 ngày nhập viện với tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc. Trường hợp khác còn khá trẻ ở Hoài Đức, Hà Nội cũng vào viện sau sốt 5 ngày, vào viện trong tình trạng nặng, cô đặc máu, da lạnh ẩm, mạch nhanh.

Nhờ nỗ lực điều trị tích cực, các bệnh nhân đã dần bình phục và có thể xuất viện trong một vài ngày tới.

Tuy nhiên, có trường hợp nhập viện muộn, tiên lượng xấu, chủ yếu ở người cao tuổi, có bệnh nền.

Bệnh nhân T.T.S. (nữ, 62 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội), vào viện sau gần 1 tuần xuất hiện sốt cao từng cơn, mệt mỏi, đau mỏi người, ăn kém. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, viêm khớp dùng thuốc giảm đau thường xuyên và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng.

Sau 1 ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu, tiểu cầu giảm mạnh, men gan tăng cao, suy gan. Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục và điều trị thêm kháng sinh. Tuy nhiên tình trạng nặng do suy đa tạng nên nguy cơ tử vong rất cao.

Bệnh nhân có chấm xuất huyết dưới da.
Bệnh nhân có chấm xuất huyết dưới da.

Không chủ quan khi sốt xuất huyết vào mùa

Theo Phó Giáo sư Cường, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Virus Dengue có 4 tuýp là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa.

Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Giai đoạn sốt, về mặt lâm sàng, người bệnh sẽ có các triệu chứng: Sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; da xung huyết; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.

Giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện sau: Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan; nôn ói.

Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ). Tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể gây suy hô hấp), màng bụng, phù nề mi mắt. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít.

Bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa... Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày-tá tràng, viêm gan mạn.

Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não, rối loạn tri giác, suy chức năng các cơ quan khác. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương.

Giai đoạn hồi phục thường từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 với biểu hiện sốt giảm, tiểu cầu tăng dần trở lại, tiểu nhiều, cảm giác ăn ngon miệng trở lại. Thời kỳ lại sức kéo dài có thể hàng tháng sau.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới nhấn mạnh, khi mọi người có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm và đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có pháp đồ điều trị sớm, tránh tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà.

Muỗi vằn aedes egypti là nguồn lây bệnh chính. Muỗi thường sống ở các khu vực gần với nơi con người sinh sống, khu đô thị. Cần lưu ý xử lý, loại bỏ các khu vực tối tăm, ẩm thấp, môi trường nước đọng tạo điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển. Ngoài ra cần phun thuốc diệt côn trùng, diệt muỗi, sử dụng các thiết bị đuổi, bắt muỗi, lắp đặt lưới chắn muỗi cửa sổ và dùng màn khi ngủ.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có vaccine cũng như chưa có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết Dengue. Do đó, khi nghi ngờ hoặc bị sốt xuất huyết, người bệnh cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế, nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Có thể uống Paracetamol để hạ sốt và làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không uống Aspirin hoặc Ibuprofen vì hai thuốc này có thể tăng nguy cơ xuất huyết.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đêm có mưa rào nhẹ, ngày trời nắng

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (17/9): Đêm có mưa rào nhẹ, ngày trời nắng

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ có xu hướng dịch dần xuống phía Nam, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh ít mây, không mưa, trưa - chiều giảm mây, trời nắng, gió nhẹ. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

Vụ sạt lở đất tại xã A Lù qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2

Về vùng lũ A Lù Vụ sạt lở đất tại xã A Lù qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2

Sau một tuần bị cô lập, chia cắt, đến ngày 15/9/2024, đường từ trung tâm huyện Bát Xát lên thôn Phìn Chải 2, xã A Lù mới thông xe. Đến thời điểm này, 7 nạn nhân bị mất tích trong vụ sạt lở đất rạng sáng ngày 9/9 đã được tìm thấy, nhưng câu chuyện về vụ thiên tai qua lời kể của người dân thôn Phìn Chải 2 vẫn vô cùng ám ảnh.

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98,9% trở lên; duy trì 100% học sinh mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 73%; duy trì 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 4,8% trở lên.

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, các khu vực trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng thiệt hại cả về người, tài sản, công trình công cộng, trong đó có công trình hạ tầng viễn thông (cột, nhà trạm, tuyến truyền dẫn) trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Làng Nủ - ký ức kinh hoàng và nỗ lực hồi sinh

Làng Nủ - ký ức kinh hoàng và nỗ lực hồi sinh

Với sự vào cuộc kịp thời của các các cấp chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng, công tác tìm kiếm nạn nhân và khắc phục hậu quả của trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) tiếp tục được triển khai, chạy đua theo thời gian. 

Xuất hiện vết nứt sâu, dài, Nậm Đét di dời 86 hộ về nơi ở an toàn

Xuất hiện vết nứt sâu, dài, Nậm Đét di dời 86 hộ về nơi ở an toàn

Ông Nguyễn Tư Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Đét (Bắc Hà) cho biết: Do ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, tại thôn Nậm Đét (Bắc Hà) xuất hiện vết nứt gãy dài, sâu, nguy cơ sạt lở cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân, nên xã vận động 86 hộ, khoảng 390 khẩu di dời về nơi ở an toàn.

fbytzltw