Điều ít biết về Táo Quân

Năm 2023, Táo Quân vừa kỷ niệm chặng đường hai thập kỷ lên sóng phục vụ khán giả. Đây là một trong những chương trình truyền hình được khán giả đón chờ trong đêm 30 Tết.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá quảng cáo ngất ngưởng

Với sức hút vốn có, chương trình Táo Quân luôn có giá quảng cáo cao ngất ngưởng. Hôm 10/1, Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình TVAd thông báo giá quảng cáo chính thức cho chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2024.

Với 10 giây quảng cáo trong chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2024 doanh nghiệp phải trả 322.750.000 đồng.

Giá quảng cáo ở Táo Quân cao ngất ngưởng.

Thời lượng 15 giây, 20 giây và 30 giây lần lượt có mức giá 387.300.000 đồng, 484.125.000 đồng và 645.500.000 đồng. Mức giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Doanh thu quảng cáo của Táo Quân luôn đạt mức gần 30 tỷ đồng trong những năm gần đây. Năm 2021 chương trình thu về 27 tỷ đồng tiền quảng cáo, năm 2023 thu 28 tỷ đồng.

Năm 2022, bảng giá quảng cáo ở Táo Quân cao kỷ lục. Doanh nghiệp phải trả 650 triệu đồng cho quảng cáo dài 30 giây.

Táo Quân ban đầu chỉ dài vài chục phút

Táo Quân có tên gọi chính thức là Gặp nhau cuối năm, được Hãng Phim truyền hình Việt Nam (nay là Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam) sản xuất từ năm 2003.

Gặp nhau cuối năm tổng kết những vấn đề đặt ra trong chương trình Gặp nhau cuối tuần của VTV. Táo Quân là một tiểu phẩm nhỏ nằm trong chương trình này.

Táo Quân 2003 có thời lượng ngắn. Sau thành công ở năm đầu tiên phát sóng, nhà đài quyết định đầu tư cho chương trình hoành tráng, công phu hơn vào đêm 30 Tết.

Ngọc Hoàng đầu tiên không phải NSƯT Quốc Khánh

Khán giả truyền hình đã quá quen thuộc với hình ảnh Ngọc Hoàng trong Táo Quân do NSƯT Quốc Khánh đảm nhận trong hầu hết số lên sóng của 20 năm qua.

Tuy nhiên, vai diễn "người đứng đầu thiên đình" trong Táo Quân năm đầu tiên lại thuộc về NSND Quốc Trượng.

NSND Quốc Trượng chỉ tham gia Táo Quân một lần duy nhất.

Năm 2003, đạo diễn Khải Hưng - "cha đẻ" của Táo Quân - mời nghệ sĩ Quốc Trượng đóng vai Ngọc Hoàng trong chương trình Gặp nhau cuối năm - Xuân Quý Mùi. Đó là lần duy nhất nghệ sĩ Quốc Trượng tham gia Táo Quân . Nhân vật Ngọc hoàng của NSND Quốc Trượng hoạt náo và vui tính.

NSND Quốc Trượng sinh năm 1966 tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Anh là nghệ sĩ gạo cội trên các sân khấu chèo. Năm 2007, NSND Quốc Trượng nhận trách nhiệm Phó Đoàn trưởng Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần. Năm 2010, anh làm Phó Giám đốc Nhà hát chèo Quân đội rồi nhận chức Giám đốc năm 2014.

Vai Thiên Lôi đổi diễn viên liên tục

Nhân vật Thiên Lôi trong Táo Quân dù chỉ là vai phụ nhưng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khán giả. Vị trí gác cổng thiên đình được nhiều nghệ sĩ khác nhau đảm nhận. Vai Thiên Lôi có tới gần chục ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên thay nhau thể hiện.

Nghệ sĩ gắn bó lâu nhất với nhân vật Thiên Lôi là diễn viên Bình Trọng. Anh tham gia Táo Quân vào các năm 2006, 2008, 2009, 2012. Tạo hình của diễn viên Bình Trọng thời đó khá đơn giản, tính cách thật thà, chân chất.

Vai Thiên Lôi thay đổi qua từng năm.

Ca sĩ Minh Quân cũng có kinh nghiệm đảm nhận vai Thiên Lôi. Anh lần đầu đảm nhận vai này trong Táo Quân 2013.

Tạo hình của Thiên Lôi năm đó khá hài hước với hàm răng lệch, tóc xù, mặt đen xì. Thời lượng xuất hiện của nhân vật này khá dài. Đây cũng được xem là vai diễn để đời của ca sĩ Minh Quân. Trong Táo Quân 2015 và 2016, ca sĩ Minh Quân đảm nhận vai trợ lý Thiên Lôi với ngoại hình bị gọi là “khỉ đầu chó”.

Nhạc sĩ Phùng Tiến Minh tham gia Táo Quân 2014 với vai Thiên Lôi. Dáng vẻ lúng túng, sợ sệt, lời thoại ấp úng, lắp bắp được nhạc sĩ Tiến Minh tô vẽ khéo léo cho nhân vật của mình.

Năm 2015, vai Thiên Lôi được giao cho ca sĩ Tuấn Hưng. Tạo hình của Tuấn Hưng trong chương trình rất đĩnh đạc, nam tính. Anh diện trang phục võ tướng màu trắng khiến Bắc Đẩu mê mẩn.

Năm 2016, người mẫu, diễn viên Bình Minh đảm nhận nhân vật Thiên Lôi. Anh được coi là là Thiên Lôi phiên bản "soái ca" nhờ vẻ ngoài nổi bật. Những năm sau đó, vai Thiên Lôi được ưu ái trao cho các nghệ sĩ trẻ từ các nhà hát như Dũng Hớn.

Táo nữ giữ kỷ lục về số lần lên chầu

Vân Dung là nghệ sĩ nữ duy nhất tham gia đầy đủ 20 số đã phát sóng của chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân .

Vai Táo y tế trở thành thương hiệu của Vân Dung. Chị từng nhập vai Táo Kinh tế, Táo Xã hội, Táo Điện lực, Táo Dân sinh. Khán giả truyền hình đã quen với lối diễn và giọng thoại "chanh chua" của Vân Dung ở mỗi buổi chầu.

Nghệ sĩ Vân Dung có thâm niên đóng Táo Y tế.

Gần đây, nghệ sĩ Vân Dung bộc bạch chuyện xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân , nghệ sĩ ưu tú. Cả dàn diễn viên đóng Táo Quân chỉ còn mình Vân Dung chưa có danh hiệu, nhưng chị không buồn. Chị cũng vui khi nhiều năm là Táo nữ duy nhất được lên chầu.

Nhà sản xuất cho biết ê-kíp Gặp nhau cuối năm 2024 đang vào giai đoạn tập luyện để chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ tưng bừng với khán giả. Những ngày qua, thông tin về Táo Quân 2024 được lan truyền chóng mặt. Một số nguồn tin khẳng định bối cảnh quay và cách dàn dựng chương trình sẽ thay đổi, không còn là buổi chầu như mọi năm. Thông tin đạo diễn của Táo Quân năm nay cũng là ẩn số.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw