"Điện Biên vẫy gọi" - khúc tráng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Chiều 27/3, tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), Nhà hát Kịch nói Quân đội đã biểu diễn báo cáo công trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vở diễn “Điện Biên vẫy gọi”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tới dự và chỉ đạo; cùng dự có đại diện lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chức năng.

Hình ảnh nữ dân quân tên Lan tham gia cùng đoàn dân công chở lương thực phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Vở kịch nói “Điện Biên vẫy gọi” được Nhà hát Kịch nói Quân đội đặt hàng đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Hùng thực hiện. Ê kíp sáng tạo đã chuyển thể kịch bản vở diễn từ bút ký về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng của PGS, TS Nguyễn Tất Thắng. Gần 2 tháng qua, các nghệ sĩ, diễn viên của nhà hát đã gấp rút ngày đêm tập luyện để vở diễn thực sự có giá trị nghệ thuật cao, kịp thời ra mắt phục vụ nhân dân và bộ đội chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Có những khoảnh khắc Lan chứng kiến sự mất mát, hy sinh của các chị em dân công đi cùng đoàn.

“Điện Biên vẫy gọi” lấy một lát cắt từ chân dung của nữ dân công, nữ cứu thương tên Nguyễn Thị Phong Lan. Bối cảnh đầu vở kịch mở ra không gian của làng Tề (làng bị quân Pháp chiếm đóng và kiểm soát trước năm 1954), khi có các đoàn bộ đội và dân công hướng lên Điện Biên đi qua đã được người dân và đặc biệt là các thanh niên như Vĩnh, Long và Lan giúp đỡ, dẫn đường tránh sự truy đuổi của địch. Trốn khỏi làng tề, Long đi theo cách mạng, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cùng lời hẹn ước với Lan sẽ gặp và cưới nhau trên mảnh đất Điện Biên sau ngày thắng trận. Lan sau khi thu vén công việc gia đình của cả nhà mình và nhà Long cũng đã băng rừng, vượt núi, qua sông để hòa vào những đoàn dân công tiến lên Điện Biên.

Gần 2 tháng, Lan lúc tham gia đoàn vận tải, khi phục vụ công tác cứu thương trong các trạm quân y… Dọc dài quãng đường theo hướng Điện Biên vẫy gọi Lan gặp, chứng kiến những con người đang ngày đêm góp sức lực, niềm tin của mình cho cuộc kháng chiến cứu nước tới ngày thắng lợi.

Ở bối cảnh khác, Long - chồng của Lan lại làm nhiệm vụ kéo pháo vào trận địa.

Đặc biệt là hình ảnh các cô dân quân từ khắp các vùng miền miệt mài gánh gồng những tải gạo, lương thực bất chấp hiểm nguy vượt qua mưa bom bão đạn quân thù kiên trì vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của chiến dịch. Suốt con đường đi, người ta vẫn nghe thấy tiếng hò, tiếng hát, tiếng cười của họ đẹp đến nao lòng.

Sân khấu hiện lên một Điện Biên Phủ nóng như chảo lửa ở những thời khắc cuối của cuộc giao tranh, tính chân thật trong thiết kế mỹ thuật cùng với sự đầu tư công phu và hiệu quả về âm thanh như tiếng súng, tiếng pháo rền vang... đã mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả.

Dù bị thương nhưng Long vẫn kể những câu chuyện vui cho anh em đơn vị về ngày hẹn ước cưới Lan tại mảnh đất Điện Biên sau ngày chiến thắng.

Ở một bối cảnh khác, Lan bị thương nhưng vẫn xung phong tiếp máu cứu bộ đội bị thương nặng.

Có thể nói, với tài năng diễn xuất rung động, chân thật, các nhân vật đã đưa khán giả đến những miền ký ức. Tuy vở diễn kết bằng sự hy sinh của Lan – cô gái dân công, cứu thương dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhưng cũng mở ra một tương lai tươi đẹp cho đất nước. Bên cạnh đó, vở diễn cũng chuyển tải một thông điệp nhân văn đến người xem: Dù có trải qua muôn vàn trắc trở, chông gai, nhưng tình người sẽ còn mãi, tình yêu sẽ xoa dịu mọi vết thương, nỗi đau…

Phân cảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bộ đội và dân công hô vang quyết tâm chiến thắng.

PGS, TS Nguyễn Tất Thắng cho biết, qua tác phẩm, ông không chỉ nêu bật giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà còn khắc họa rõ nét ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta với những tấm gương sáng ngời của bộ đội, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong cùng các tầng lớp nhân dân, các lực lượng phục vụ chiến dịch.

Theo Đại tá, Nghệ sĩ Ưu tú Lê Thị Mai Phương, Giám đốc Nhà hát Kịch nói Quân đội, xác định đây là công trình nghệ thuật trọng điểm trong năm của nhà hát chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước nói chung, Quân đội nói riêng, nên với “Điện Biên vẫy gọi”, nhà hát đã huy động gần như toàn bộ nghệ sĩ, diễn viên. Mỗi người đều nỗ lực phát huy sáng tạo để hoàn thành tốt vai diễn của mình. Tuy thời lượng của mỗi nhân vật xuất hiện không nhiều song nhờ vào sự khắc họa sắc nét, không ít nhân vật đã để lại dấu ấn.

Lan hy sinh trong vòng tay của chồng và đồng đội đúng ngày Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

“Sau khi ra mắt công diễn tại Hà Nội, nhà hát sẽ lên kế hoạch đưa vở “Điện Biên vẫy gọi” đi biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân ở các đơn vị, địa phương. Hy vọng với tâm huyết của ê kíp nghệ sĩ sáng tạo cùng các nhân vật được phác họa trong vở diễn sẽ đưa khán giả quay ngược trở lại, khâm phục và cảm mến những con người với những đóng góp nhỏ bé để làm nên “chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu””, Đại tá Lê Thị Mai Phương chia sẻ.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

Tranh của nghệ sĩ trẻ Tia-Thủy Nguyễn "lấp lánh" tại Paris

Tranh của nghệ sĩ trẻ Tia-Thủy Nguyễn "lấp lánh" tại Paris

"Lấp lánh giữa bao la" là chủ đề của bộ sưu tập gần 20 tác phẩm nghệ thuật của Tia-Thuỷ Nguyễn được triển lãm từ 11/1 đến 24/2 tại phòng tranh Almine Rech Gallery, một trong những phòng triển lãm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Đây là đợt triển lãm cá nhân đầu tiên của cô tại thủ đô Paris.

fb yt zl tw