Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại

16 nghệ sĩ dự án "Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại" mong muốn dùng hội họa thắp sáng di sản.

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhóm nghệ sĩ Heritage And Art (H&A) thuộc dự án Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại vừa có buổi chia sẻ về triển lãm đầu tiên Ngày xửa ngày xưa, trưng bày 39 tác phẩm.

Câu chuyện di sản từ góc nhìn hội hoạ

Nhóm H&A, do họa sĩ Nguyễn Minh (Minh Phố) khởi xướng, quy tụ 16 nghệ sĩ đam mê nghiên cứu văn hóa mỹ thuật cổ và bảo vật quốc gia. Các thành viên làm việc trong lĩnh vực hội họa, đồ họa, điêu khắc với chất liệu đa dạng như: kim loại, sơn dầu, lụa, trúc chỉ, gốm, sơn mài...

Các hoạ sĩ tại lễ ra mắt dự án.
Các hoạ sĩ tại lễ ra mắt dự án.

Họa sĩ Minh Phố chia sẻ: “Ngày xửa ngày xưa không chỉ là lời mở đầu cho các câu chuyện cổ tích mà còn là khởi đầu câu chuyện di sản mà chúng tôi muốn kể bằng ngôn ngữ hội họa. Trong câu chuyện ấy, không chỉ có hình ảnh là họa tiết, hoa văn mỹ thuật cổ, nhân vật múa rối nước, chạm khắc đình làng, tranh dân gian… mà còn là bề dày lịch sử và những giá trị của di sản văn hóa Việt qua góc nhìn của những nghệ sĩ đương đại".

Với phương châm "thắp sáng di sản trong nghệ thuật đương đại", các nghệ sĩ sẽ tổ chức những chuyến điền dã, trực họa và gặp gỡ nhân vật liên quan để tìm hiểu sâu về giá trị di sản văn hóa Việt. Họ sẽ nghiên cứu và xây dựng các tác phẩm nghệ thuật đương đại, hướng đến việc thực hiện và giới thiệu những triển lãm tiếp theo.

Nghệ thuật sống lại trong nghệ thuật

Đồng hành và ủng hộ dự án, họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, bày tỏ: “Người Việt và người trẻ bây giờ vẫn nhớ chuyện "ngày xửa, ngày xưa" về nét đẹp, văn hóa, tâm hồn, di sản Việt. Họ đã làm cho người đi trước, người của ngày hôm qua phải thảng thốt, tự đặt câu hỏi: Mình có bao giờ lãng quên nét cũ, duyên xưa của di sản? Sự đánh thức, sự lay động, sự mách bảo của "ngày xửa, ngày xưa" đã cho người trẻ của thế kỷ này lật những trang mới tinh với lộ trình đẹp đẽ, tươi sáng của thế hệ mình”.

PGS.TS. Phạm Thái Việt cho rằng, dự án cũng như triển lãm của nhóm nghệ sĩ H&A đã “nhân bội cảm xúc và âm hưởng”.

“Di sản văn hóa không chỉ khẳng định bản sắc và tính độc đáo của mỗi dân tộc trong lịch sử mà còn trở thành tài nguyên quốc gia, góp phần vào công nghiệp văn hóa và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc giữ gìn và thắp sáng di sản là xu thế tất yếu của thời đại.

Tuy nhiên, điểm độc đáo và có sức thu hút mạnh mẽ của dự án Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại là việc các nghệ sĩ đã làm cho 'nghệ thuật sống lại trong nghệ thuật', 'văn hóa sống lại trong văn hóa'", ông Việt khẳng định.

2213caa90d44a91af055-1439.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh và PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ tại gặp gỡ báo chí.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đánh giá cao dự án Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại của nhóm nghệ sĩ H&A.

"Trong bối cảnh hiện nay, rất cần các hoạt động kết nối quá khứ và hiện tại cho thế hệ hôm nay hiểu hơn giá trị cha ông để lại. Từ hiểu sẽ thêm yêu, yêu sẽ trao truyền cho thế hệ tương lai, sợi dây đó cứ mãi kéo dài. Đó là lý do tôi rất ủng hộ dự án này", ông Sơn chia sẻ.

Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết đã ngay lập tức ủng hộ khi họa sĩ Nguyễn Minh trình bày ý tưởng.

"Không có gì tuyệt vời hơn khi dùng hội hoạ để lưu giữ di sản văn hóa với góc nhìn đương đại, nhất là những bạn trẻ thực hiện dự án. Rất tiếc với triển lãm này, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã hết chỗ nhưng tôi khẳng định sẽ hỗ trợ miễn phí nhóm trưng bày tác phẩm trong các năm tới", ông Nguyễn Anh Minh nhấn mạnh.

"Ngày xửa ngày xưa" sẽ khai mạc lúc 17h30 ngày 23/8.
"Ngày xửa ngày xưa" sẽ khai mạc lúc 17h30 ngày 23/8.

Triển lãm tranh Ngày xửa ngày xưa khai mạc lúc 17h30 ngày 23/8 và kéo dài đến hết ngày 27/8/2024 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw