Đề xuất nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và là nét đẹp văn hóa nghệ thuật đáng tự hào của Việt Nam.
Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và là nét đẹp văn hóa nghệ thuật đáng tự hào của Việt Nam.

Dự thảo đề xuất nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Đảm bảo vai trò, sự tham gia của cộng đồng, chủ thể 

Dự thảo nêu rõ, các cộng đồng, nhóm và cá nhân là chủ thể nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể giữ vai trò chủ chốt, trung tâm trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể cần được tham vấn hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tạo ra xung đột, mâu thuẫn trong chính cộng đồng đó hoặc với cộng đồng liên quan phải được điều chỉnh hoặc loại bỏ. Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo quyền thực hành di sản văn hóa phi vật thể của chủ thể và các nguyên tắc về giới trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

Nghiêm cấm các hành vi trục lợi từ di sản, các hoạt động tạo sự ganh đua, tranh chấp trong cộng đồng, các hành vi thực hành không còn phù hợp với bản chất của di sản và với mong muốn của cộng đồng chủ thể. Nghiêm cấm các hành vi ép buộc đối với cộng đồng trong việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của họ. Khi có ý kiến khác nhau trong việc lựa chọn thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cần phải thảo luận để tạo sự đồng thuận trong cộng đồng.

Giữ gìn các giá trị, biểu đạt, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật, hiện vật và không gian văn hóa liên quan của di sản văn hóa phi vật thể
Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần ưu tiêu việc giữ gìn các giá trị, biểu đạt, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật, vật thể và không gian văn hóa liên quan của di sản văn hóa phi vật thể; đảm bảo tính chỉnh thể và liên tục thực hành của di sản. Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần tôn trọng các biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể, đàm bảo thể hiện, truyền tải đúng và đầy đủ các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

Nghiêm cấm các hoạt động xâm phạm, xuyên tạc hoặc làm mai một các giá trị, biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể liên quan tới tập quán, tín ngưỡng, tính thiêng, những điều kiêng kỵ, thực hành kín hoặc tục hèm được cộng đồng thực hành qua nhiều thế hệ và coi đó là bản sắc văn hóa của họ.

Tôn trọng sự đa dạng văn hóa
Các hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần đảm bảo tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tôn trọng sự đối thoại giữa các cộng đồng và tôn trọng tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Các hành vi phân biệt văn hóa, phân biệt dân tộc, phân biệt vùng miền phải được loại bỏ. 

Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau, không có sự phân biệt đối xử giữa di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng này với di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng khác.

Bảo đảm vì sự phát triển bền vững 

Mọi hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo di sản được thực hành lâu dài, liên tục và hướng tới sự phát triển bền vững: phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an ninh, an toàn cộng đồng; bảo vệ môi trường; hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc văn hóa; gìn giữ hòa bình. Khuyến khích, ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Tính tới thời điểm hiện nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 14 di sản vào các Danh sách (bao gồm 13 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 01 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp). Hiện đã có 1.187 cá nhân được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú", trong đó có 66 Nghệ nhân nhân dân và 1.121 Nghệ nhân ưu tú. Có khoảng 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 443 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phân bố rộng khắp trên cả nước.
Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

fb yt zl tw