Đề xuất nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Chỉ được thu hoạch các sản phẩm dược liệu từ các hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo phương án được duyệt.
Chỉ được thu hoạch các sản phẩm dược liệu từ các hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo phương án được duyệt.

Không sơ chế, chế biến cây dược liệu trong rừng

Dự thảo Nghị định quy định nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng:

1. Phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; phải có phương án nuôi, trồng phát triển cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

2. Bảo đảm duy trì diện tích rừng, chất lượng rừng và mục đích sử dụng của khu rừng; tuân thủ các quy định của Quy chế quản lý rừng và không được làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất.

3. Đối với rừng đặc dụng: không nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; loài cây trồng phải là loài cây bản địa và đáp ứng điều kiện tại khoản 7 Điều này.

4. Đối với rừng phòng hộ: không nuôi, trồng phát triển cây dược liệu ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 300 và vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

5. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên: sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, đảm bảo không làm thay đổi mục đích sử dụng của khu rừng và không làm suy thoái rừng.

6. Chỉ được thu hoạch các sản phẩm dược liệu từ các hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo phương án được duyệt; không lợi dụng hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu để thu hoạch cây dược liệu tự nhiên trong rừng; không sơ chế, chế biến cây dược liệu trong rừng.

7. Loài cây dược liệu nuôi, trồng phát triển trong rừng là loài cây bụi, cây thân thảo, nấm, có đặc điểm sinh thái thích hợp với điều kiện lập địa của khu vực, thuộc danh mục loài cây dược liệu quý có giá trị y tế, hiệu quả kinh tế cao do Bộ Y tế ban hành và các loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao ở địa phương.

8. Nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng thực hiện phương thức trồng theo băng, theo đám, đảm bảo phân bố đều trên lô rừng, tổng diện tích nuôi, trồng không vượt quá 1/3 diện tích lô rừng.

9. Chuyển đổi vị trí canh tác sang vị trí mới sau ba năm đối với loài cây dược liệu có chu kỳ canh tác dưới một năm; sau hai chu kỳ canh tác đối với loài cây dược liệu có chu kỳ canh tác từ một đến dưới ba năm; sau mỗi chu kỳ canh tác đối với loài cây dược liệu có chu kỳ canh tác từ ba năm trở lên.

Phương thức tổ chức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu

Theo dự thảo, chủ rừng là tổ chức được thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo các phương thức: tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định của pháp luật.

Chủ rừng là cộng đồng dân cư được thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo các phương thức: tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định của pháp luật.

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất do Nhà nước là chủ sở hữu được thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo phương thức tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo quy định của pháp luật.

Thu hoạch cây dược liệu

Về thu hoạch cây dược liệu, dự thảo quy định: Đối với loài cây dược liệu thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (*).

Đối với loài cây dược liệu không thuộc (*) nêu trên, chủ rừng thu hoạch cây dược liệu hoặc tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu thu hoạch cây dược liệu gửi bản chính Phiếu thông tin thu hoạch dược liệu lập theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trường hợp đối tượng thuê môi trường rừng phải có xác nhận của chủ rừng) đến cơ quan Kiểm lâm sở tại để giám sát quá trình thực hiện.

Chủ rừng, tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo quy định tại Điều 10 Nghị định này được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được trên diện tích nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước. Trường hợp tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết với chủ rừng để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu thì việc hưởng sản phẩm thu được do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

fb yt zl tw