Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, về hình thức đào tạo, Bộ GTVT đề xuất, người có nhu cầu cấp GPLX các hạng A1, A và B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra.

Người có nhu cầu cấp GPLX các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE được đào tạo: Đối với nội dung học lý thuyết được lựa chọn một trong các hình thức sau: Tập trung tại cơ sở đào tạo; tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn; đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Riêng các môn thực hành phải học tập trung tại cơ sở đào tạo, gồm: Cấu tạo và sửa chữa thông thường; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kỹ thuật lái xe.

Đối với nội dung học thực hành lái xe thì đào tạo theo hình thức tập trung. Phải kiểm tra các môn lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo, để được xét cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo.

Dự thảo nêu rõ, quá thời hạn 1 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo tổ chức xét cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo lần đầu của khóa đào tạo mà học viên không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.

Như vậy, theo đề xuất mới của Bộ GTVT, người dân thi GPLX xe máy, ô tô có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng đề xuất điều kiện đối với người học lái xe từ năm 2025, cụ thể như sau: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

Người học lái xe để nâng hạng GPLX phải có đủ thời gian lái xe lái xe an toàn như sau: Hạng B lên C1, B lên C, B lên D1, B lên BE, C1 lên C, C1 lên D1, C1 lên D2, C1 lên C1E, D1 lên D2, D1 lên D, D1 lên D1E, D2 lên D, D2 lên D2E, D lên DE: thời gian lái xe an toàn từ 2 năm trở lên. Hạng B lên D2, C lên D: thời gian lái xe an toàn từ 3 năm trở lên.

Về hồ sơ, tại Điều 11 dự thảo Thông tư cũng đã có đề xuất quy định hồ sơ của người học lái xe như sau:

Người học lái xe lần đầu lập 1 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo và chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu GPLX. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX theo mẫu quy định 12 tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo dự thảo Thông tư. Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Đối với người học lái xe nâng hạng lập 1 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo và chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu GPLX. Hồ sơ bao gồm: Giấy tờ quy định nêu ở trên. Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng GPLX lên các hạng D1, D2 và D (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch). Bản khai thời gian lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo dự thảo Thông tư.

Dự thảo Thông tư nêu rõ, người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 1 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Thông tư dự kiến có hiệu lực từ 1/1/2025.

Theo baophapluat.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

Nhiều người dân lo lắng về "phạt nguội"

Nhiều người dân lo lắng về "phạt nguội"

Vi phạm khi tham gia giao thông, nhưng trong nhiều tình huống tình cờ khiến người vi phạm cũng không biết. Vậy làm thế nào để biết phương tiện có trong danh sách “phạt nguội” khi không nhận được giấy thông báo? Hiện nay, không ít người dân đang lo lắng về việc này.

fb yt zl tw