Đề xuất đầu tư hơn 203 nghìn tỷ đồng làm tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Việc đầu tư dự án được kỳ vọng tạo tiền đề, động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đáp ứng nhu cầu vận tải, tái cơ cấu vận tải theo hướng phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức; mở ra không gian phát triển kinh tế mới, nguồn lực mới thông qua khai thác hiệu quả quỹ đất.

Đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Theo Tờ trình, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án với điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện. Chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9km.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. (Ảnh: DUY LINH)
Bộ trưởng Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. (Ảnh: DUY LINH)

Địa điểm thực hiện dự án tại 9 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.

Quy mô đầu tư: xây dựng mới tuyến đường sắt điện khí hóa, đường đơn, khổ 1.435mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa; đoạn tuyến chính tốc độ thiết kế 160km/giờ; đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội tốc độ thiết kế 120km/giờ; các đoạn tuyến nối, tuyến nhánh tốc độ thiết kế 80km/giờ.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất khoảng 2.632ha. Hình thức đầu tư: đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư: khoảng 203.231 tỷ đồng (8,369 tỷ USD). Nguồn vốn: ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương); nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài (vay Chính phủ Trung Quốc) và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tiến độ thực hiện: lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2030.

Để thực hiện thành công và sớm hoàn thành dự án theo tiến độ yêu cầu, Chính phủ đề xuất áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó có 15/19 cơ chế, chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 và đề xuất bổ sung 4 cơ chế, chính sách khác.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng bảo đảm kết nối hiệu quả mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế.

Làm rõ phạm vi đối tượng, hành vi được miễn trừ trách nhiệm khi tham gia thực hiện dự án

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, về phương án đầu tư, Chính phủ đề xuất phân kỳ đầu tư dự án theo quy mô đường đơn và thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy mô quy hoạch đường đôi và sẽ đầu tư hoàn thiện trong giai đoạn sau.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: DUY LINH)

Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, nhu cầu vận tải của tuyến này còn chưa cao và hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đã có tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt hiện hữu (khổ 1.000mm) cùng khai thác thì việc đề xuất đầu tư phân kỳ dự án là phù hợp và việc đầu tư hoàn thiện sẽ được nghiên cứu khi có nhu cầu.

Về hiệu quả của dự án, theo Tờ trình của Chính phủ, dự kiến trong 5 năm đầu tiên khai thác, doanh thu dự kiến chỉ bù đắp chi phí vận hành, bảo trì, phương tiện, Nhà nước cần hỗ trợ sơ bộ khoảng 109,36 triệu USD trong 5 năm cho chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bố trí cho hệ thống đường sắt như bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện nay.

Ngoài ra, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam dự kiến trong 4 năm đầu khai thác cũng sẽ phải bù lỗ khoảng 778 triệu USD, như vậy, riêng 2 dự án này Nhà nước cần hỗ trợ sơ bộ khoảng 887,36 triệu USD. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá tổng thể hiệu quả của các dự án đường sắt dự kiến sẽ đầu tư và đánh giá kỹ lưỡng phương án tài chính, các tác động trong quá trình vận hành, khai thác của các dự án để giảm thiểu các rủi ro về sau.

Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra phân tích, dự kiến tuyến đường sắt hiện hữu (khổ 1.000mm) sẽ đảm nhận vận tải hành khách nội địa, du lịch chặng ngắn, vận chuyển một số chủng loại hàng hóa có sẵn chân hàng kết nối trực tiếp với tuyến đường sắt. Một số ý kiến cho rằng, với ưu thế của dự án sau khi hoàn thành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của tuyến đường sắt hiện hữu và các tuyến đường bộ cao tốc song hành, do đó đề nghị bổ sung các kịch bản khai thác và giải pháp trong trường hợp phải dừng khai thác tuyến đường sắt hiện hữu do thiếu hiệu quả.

Cũng theo Ủy ban Kinh tế, dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, trong kỳ trung hạn 2021-2025, nhu cầu vốn cho dự án khoảng 128 tỷ đồng đã được Chính phủ cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Giai đoạn 2026-2030, nhu cầu vốn khoảng 177.282 tỷ đồng và giai đoạn 2031-2035, nhu cầu vốn khoảng 25.821 tỷ đồng.

Các đại biểu Quốc hội xem videoclip về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. (Ảnh: DUY LINH)
Các đại biểu Quốc hội xem videoclip về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. (Ảnh: DUY LINH)

Nguồn vốn cho dự án được Chính phủ kiến nghị sử dụng nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác, đồng thời đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt như: không thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công; trong quá trình thực hiện dự án, cho phép Thủ tướng Chính phủ được quyết định phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác để bảo đảm tính phù hợp, khả thi cho dự án.

"Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt này đã được Quốc hội cho phép áp dụng trong thời gian qua và đã được cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến, do đó kiến nghị của Chính phủ là có cơ sở. Tuy nhiên, đề nghị trong quá trình triển khai, thực hiện cần tuân thủ nguyên tắc bảo đảm các cân đối vĩ mô và an toàn nợ công quốc gia", Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh lưu ý.

Trong các chính sách đặc thù, Chính phủ đề xuất loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia, thực hiện dự án. Có ý kiến cho rằng, với tiến độ cấp bách của dự án thì việc chuẩn bị đầu tư sẽ có thể xảy ra những bất cập, chưa thể đánh giá được, chính sách này sẽ góp phần bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức có tinh thần trách nhiệm.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị làm rõ phạm vi đối tượng, các loại hành vi được miễn trừ, xác định rõ các yếu tố lỗi do vô ý, không vụ lợi, các trách nhiệm cụ thể được miễn trừ.

Ý kiến khác cho rằng, pháp luật hiện hành đã có quy định về miễn trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ; quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Mặc dù dự án được triển khai trong thời gian gấp nhưng quá trình xây dựng hoàn thiện hồ sơ dự án đều đã tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật.

Việc áp dụng cơ chế có thể tạo ra chính sách không đồng đều đối với các cán bộ, công chức đã tham gia tham mưu các dự án có tính chất tương tự. Do đó, chính sách nêu trên là không cần thiết. Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây là chính sách chưa có tiền lệ, do vậy trường hợp cần thiết Chính phủ cần báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Tối 12/2, tại Cụm di tích Từ Lương Xâm, phường Nam Hải, quận Hải An, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang thảo luận một số nội dung hợp tác

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang thảo luận một số nội dung hợp tác

Chiều 11/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang chủ trì buổi làm việc.

Cánh tay nối dài của mặt trận

Cánh tay nối dài của mặt trận

Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, các trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố luôn tận tụy, đi đầu trong vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, khơi dậy, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng năm 2025

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng năm 2025

Sáng 10/2, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng năm 2025. Tham gia lớp bồi dưỡng có 48 học viên là những quần chúng ưu tú được giới thiệu từ các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Thủ tướng: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển

Thủ tướng: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển

Kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp sáng 10/2, nhấn mạnh thông điệp "đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, thì Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp để có cam kết triển khai công việc cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước.

Lễ giao nhận quân trong cả nước sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 15/2/2025

Lễ giao nhận quân trong cả nước sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 15/2/2025

Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19/6/2015, Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2025, Hướng dẫn 4705/HD-BQP ngày 31/10/2024 của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, từ ngày 13 đến hết ngày 15/2/2025 (tức từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), thanh niên các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025.

fb yt zl tw