Để tiếng kẻng báo động vang và xa hơn

Trước nguy cơ sạt lở đất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) đã có sáng kiến tận dụng vật liệu (bình gas) tại chỗ để làm kẻng báo động thay cho mõ làm bằng gỗ.

Sau khi đi kiểm tra thực tế khu vực xuất hiện vết nứt kéo dài dọc theo quả đồi thuộc khu vực Bản Đon, lãnh đạo xã Nghĩa Đô đã chỉ đạo thôn lập chốt trực và cảnh báo bằng mõ. Tuy nhiên, khi gõ thử, tiếng mõ rất "đục", không thể vang và xa khi có gió và mưa.

IMG_2396.jpeg
Tận dụng bình gas hỏng làm kẻng báo động.

Từ thực tế đó, lãnh đạo xã Nghĩa Đô đã nảy ra ý tưởng tìm kiếm vật liệu khác để làm kẻng báo động. Ông Đỗ Văn Lưu, Bí thư Đảng uỷ xã Nghĩa Đô chia sẻ: Qua rà soát, chúng tôi thấy một số cơ sở sửa chữa điện tử, điện lạnh trên địa bàn xã có nhiều bình gas hỏng, không còn sử dụng được. Thấy vậy, chúng tôi đã đề nghị các cơ sở ủng hộ, đồng thời nhờ thợ sửa chữa xử lý, cắt bỏ phần đáy bình gas để làm kẻng báo động.

IMG_2395.jpeg
Chiếc kẻng báo động đặc biệt ở Nghĩa Đô.

Tiếp đó, xã đã lấy cây thép có đường kính 20mm rồi cắt thành từng đoạn làm dùi. Gõ thử những những chiếc kẻng báo động đặc biệt này, tiếng rất đanh, vang xa, người dân rất dễ nghe thấy.

Hiện, xã Nghĩa Đô đã làm được 17 chiếc kẻng sắt làm từ bình gas. Mỗi chiếc kẻng sắt được treo tại nhà văn hoá 13 bản, tại nơi tập trung đông người và gần vị trí các điểm trực mưa lũ, cảnh báo sạt lở đất.

Không chỉ vật liệu tốt, phù hợp để làm kẻng mà xã còn hướng dẫn và thống nhất với các thôn, các điểm trực cảnh báo về cách gõ kẻng, đó là gõ dồn dập, liên tục, nhờ đó tiếng kẻng cảnh báo sẽ kịp thời, vang và xa hơn.

Trong điều kiện đang tập trung khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây ra, việc chế tạo ra những chiếc kẻng sắt từ phế liệu, mang lại hiệu quả hơn cách sử dụng mõ gỗ trước đây thực sự là sáng kiến của xã Nghĩa Đô với mục tiêu cao nhất: Tất cả vì sự an toàn của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

Trung thu ấm áp cho bệnh nhi vùng lũ

Trung thu ấm áp cho bệnh nhi vùng lũ

Trung thu năm nay, vầng trăng ở trên trời cao vẫn sáng tròn vành vạnh, nhưng vầng trăng trong lòng nhiều em nhỏ sau thiên tai đã khuyết một phần. Những trận sạt lở đất đã khiến nhiều em nhỏ mang những tổn thương về sức khỏe và tinh thần. Các cấp, các ngành, nhà hảo tâm đã chung tay, mang đến những phần quà ý nghĩa, trở thành nguồn động viên tinh thần ý nghĩa cho các em.  

Khi nhà văn hóa trở thành nơi ở

Khi nhà văn hóa trở thành nơi ở

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai đã tổ chức sơ tán các hộ dân đến nơi an toàn, trong đó nhà văn hóa trở thành nơi cư trú "bất đắc dĩ" của nhiều hộ.

Các địa phương có mưa về đêm, cảnh giác với sạt lở đất

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (17/9): Các địa phương có mưa về đêm, cảnh giác với sạt lở đất

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, chịu ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh: Mây thay đổi, đêm có mưa, mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to. Ngày trời nắng, gió nhẹ. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

[Ảnh] Cận cảnh chó nghiệp vụ “tác nghiệp” tại Nậm Tông

[Ảnh] Cận cảnh chó nghiệp vụ “tác nghiệp” tại Nậm Tông

Ngay sau khi chó nghiệp vụ được đưa đến hiện trường tham gia tìm kiếm người mất tích do sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) tiến độ tìm kiếm đã được đẩy nhanh, trong chiều hôm nay (17/9) đã tìm thêm được 1 thi thể người mất tích.

fbytzltw