Đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

Sở Văn hóa và Thể thao Lào Cai vừa có Văn bản số 867/SVHTT-VHCS&GĐ về việc đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai và các đoàn thể; các sở, ban, ngành: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Ban Dân tộc; Công an tỉnh; Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố… phối hợp để đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

20231122_101623.jpg
Ở một số địa phương, người dân vẫn tổ chức việc cưới, việc tang vi phạm hành lang đường ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông (ảnh minh họa).

Theo đánh giá của ngành chức năng, trong những năm qua, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xã hội văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế như: Tình trạng tổ chức ăn uống nhiều ngày, vi phạm hành lang đường ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông; sử dụng loa đài công suất lớn (sử dụng loa nén) gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư; nhiều đám tang có số lượng lớn vòng hoa, bức trướng, đốt nhiều vàng mã, rải vàng mã và tiền… làm ô nhiễm môi trường, tốn kém, lãng phí. Một số địa phương còn để tình trạng xây dựng lăng mộ phô trương, không theo quy định; nhiều đám cưới ăn uống linh đình, kéo dài nhiều ngày… phô trương, lãng phí, gây dư luận xã hội không tốt.

Để chấn chỉnh tình trạng trên và đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam, các sở, ban, ngành, đoàn thể và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

Tiếp tục triển khai thực hiện Văn bản số 2548/UBND-VX ngày 7/9/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và quản lý việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Trong đó, tập trung tuyên truyền đến toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân thực hiện nghiêm các quy định tại Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị số 5/CT-TTg, ngày 9/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nắm bắt tình hình cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Đặc biệt là việc dựng rạp lấn chiếm lòng đường, sử dụng loa, đài công suất lớn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt khu dân cư; rải tiền Việt Nam, vàng mã trên đường đưa tang gây mất vệ sinh môi trường… Rà soát, bổ sung, đưa nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc phúng viếng bằng vòng hoa, bức trướng tại lễ tang; ăn uống linh đình, kéo dài nhiều ngày, ăn bữa “nháp”… trong đám cưới vào hương ước, quy ước cộng đồng khu dân cư, từ đó tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nếp sống mới ở khu dân cư

Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Gần đây các tác giả, họa sĩ truyện tranh của Việt Nam đã đa dạng hóa đề tài, cách thể hiện, từ đó thu hút được nhiều hơn đối tượng độc giả. Cùng với đó, ngày càng nhiều giải thưởng truyện tranh trong và ngoài nước được mở ra với quy mô lớn, cũng tạo điều kiện cho họa sĩ trẻ thể hiện tài năng…

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa có Quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam cho các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy văn hóa văn nghệ dân gian dân tộc đợt 2 năm 2024.

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.

fb yt zl tw