Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học và làm theo Bác

Trong khuôn khổ Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', hoạt động quảng bá đã phát huy tương đối hiệu quả vai trò 'thiết chế văn hóa' trong việc tuyên truyền, giới thiệu gương điển hình tiêu biểu, tài liệu, ấn phẩm, tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề trên.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa. ảnh 1
Ảnh minh họa.

Hoạt động quảng bá là một trong hai việc trực tiếp tuyên truyền về kết quả học tập và làm theo Bác. Gần 15 năm qua, trong khuôn khổ Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Ban Bí thư chỉ đạo, hoạt động quảng bá đã phát huy tương đối hiệu quả vai trò “thiết chế văn hóa” trong việc tuyên truyền, giới thiệu gương điển hình tiêu biểu, tài liệu, ấn phẩm, tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề trên.

Nhìn lại mỗi lần tổng kết, trao giải thưởng, khen thưởng do Trung ương tổ chức có thể thấy những số liệu rất đáng khuyến khích, đó là: Nhiệm kỳ X (2006- 2011) Ban Chỉ đạo Giải thưởng đã tặng thưởng đối với 24 đơn vị báo chí, xuất bản, 19 đơn vị nghệ thuật, đội chiếu phim. Nhiệm kỳ XI (2011- 2015) khen thưởng đối với 21 tập thể và cá nhân. Nhiệm kỳ XII (2016- 2020) khen thưởng đối với 48 tập thể và cá nhân, chưa có kết quả xét khen thưởng đợt I (2021- 2023) của Nhiệm kỳ XIII (2021- 2025).

Chỉ tính trong ba nhiệm kỳ (X, XI, XII) toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo Bác theo tinh thần Chỉ thị 06, 03, 05 của Bộ Chính trị có thể thấy kết quả “học tập”, kết quả “làm theo” (nhất là làm theo) là vô cùng lớn ở tất cả các địa phương, cơ quan, đơn vị trên cả nước, ở nước ngoài, ở mọi lứa tuổi, trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Trên các phương tiện truyền thông, báo chí, sân khấu biểu diễn ca múa nhạc, chiếu phim, bảo tàng, trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao…đã làm khá tốt và thường xuyên việc quảng bá, giới thiệu người tốt, việc tốt, công trình, tác phẩm, ấn phẩm có chất lượng. Nhiều chương trình, chuyên mục đã trở thành “thương hiệu” của cơ quan, đơn vị truyền thông, là “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi gia đình, như: Học Bác mỗi ngày; Học và làm theo Bác; Đảng trong cuộc sống hôm nay; Tuổi cao- gương sáng; Nâng bước em đến trường; Đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó; Giúp nhau làm giàu; Việc tử tế; Bàn tròn âm nhạc; Những bài ca đi cùng năm tháng…

Tuy nhiên, nếu so với lực lượng làm nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá hùng hậu trong hệ thống quản lý về mặt nhà nước của chúng ta thì những kết quả bước đầu nêu trên có thể nói là còn rất khiêm tốn. Chỉ thống kê một cách tương đối (chưa chính xác) số lượng các cơ quan, đơn vị nói trên đối với cấp quận, huyện, thị xã trong cả nước đã có: khoảng hơn 700 đơn vị hành chính cấp huyện, cũng là từng đó Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao, mỗi trung tâm đều có các tổ văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền và các trang thiết bị đi kèm để tổ chức hoạt động (có thể nói đó là một thiết chế văn hóa đồng bộ, chính quy); cùng đồng hành với nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá còn có 127 cơ quan báo, 72 tạp chí văn học nghệ thuật, 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.

Kết quả học và làm theo Bác là rất nhiều, ở các lĩnh vực, đa dạng và vô cùng phong phú. Không chỉ dừng lại ở tuyên truyền mà cao hơn là cần những người tốt, việc tốt, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả phải được nhiều nơi, nhiều người soi chiếu, áp dụng. Do vậy, cần và rất cần sự chỉ đạo cụ thể, thường xuyên của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị truyền thông, văn hóa để ngày càng nhiều tập thể, cá nhân hoạt động quảng bá thật sự sáng tạo, hiệu quả, hấp dẫn.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng cảm xúc trong đêm nhạc “Thanh âm mùa thu”

Lắng đọng cảm xúc trong đêm nhạc “Thanh âm mùa thu”

Tối 31/8, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Chi hội Nhạc sỹ Việt Nam tỉnh Lào Cai tổ chức đêm nhạc “Thanh âm mùa thu” chào mừng ngày Quốc khánh (2/9) và ngày Âm nhạc Việt Nam (3/9), hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023).

Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép

Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép

Bảo tàng Lịch sử TPHCM cùng Hội Cổ vật TPHCM phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề "Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép", với gần 170 hiện vật về gốm sứ Việt Nam và gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc qua các triều đại trong lịch sử.

Lan tỏa giá trị bền vững của “Nhật ký trong tù”

Lan tỏa giá trị bền vững của “Nhật ký trong tù”

Với sự liên kết của các ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được soi rọi bằng những góc nhìn mới, có thêm nhiều kiến giải sâu sắc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhà khoa học, công việc phát huy giá trị của tập thơ bất hủ trong thời buổi hiện nay cần phải có những cách làm sáng tạo.

Bế mạc Hội nghị tập huấn về lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

Bế mạc Hội nghị tập huấn về lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

Ngày 25/8/2023, tại thành phố Ninh Bình, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức bế mạc Hội nghị tập huấn “Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới” năm 2023.

Chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc”: Tôn vinh văn hóa bằng ngôn ngữ nghệ thuật

Chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc”: Tôn vinh văn hóa bằng ngôn ngữ nghệ thuật

Chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc” hứa hẹn sẽ là một câu chuyện kể bằng nghệ thuật về đất nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai; thể hiện niềm tự hào về văn hóa Việt Nam, những thành tựu của ngành Văn hóa cũng như khát vọng lan tỏa truyền thống văn hóa của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Cảm thức Xuân và Thu trong ca khúc Văn Cao

Cảm thức Xuân và Thu trong ca khúc Văn Cao

Trong nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20, nhạc sĩ Văn Cao là một trong những tên tuổi nổi bật, để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, chinh phục người nghe nhạc bằng những ca khúc có sức sống vượt thời gian. Dù là nhạc sĩ có số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng ông lại là người có những tác phẩm nổi tiếng rất sớm, đồng thời là tác giả của bản 'Tiến quân ca' hào hùng đã trở thành Quốc ca chính thức của Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

Ước mơ của “Họa sỹ Bàn Văn Lôi”

Ước mơ của “Họa sỹ Bàn Văn Lôi”

Được lớn lên trong không gian văn hóa với những đường nét hoa văn thổ cẩm, của sắc màu rực rỡ của tranh thờ, trang phục trong buổi lễ cấp sắc, của phong cảnh làng quê thơ mộng, hữu tình nên từ khi là đứa trẻ chăn trâu, Bàn Văn Lôi đã yêu thích hội họa.

240 học viên được tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

240 học viên được tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

Ngày 22/8, tại thành phố Ninh Bình, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (LLPBVHNT) Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong tình hình mới.

Độc đáo những bìa sách do độc giả vẽ lại

Độc đáo những bìa sách do độc giả vẽ lại

Ấn tượng đầu tiên của mỗi cuốn sách đối với độc giả chính là bìa sách. Nhưng có những độc giả sau khi đọc sách đã tự thiết kế lại bìa theo ý mình, vừa độc đáo, vừa hài hước, hóm hỉnh và cũng thể hiện những thông điệp riêng. Cuộc thi Thiết kế lại bìa sách do Nhã Nam tổ chức đã thu hút gần 1.000 tác phẩm như thế từ độc giả.

fb yt zl tw