Đẩy mạnh dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Hoạt động tuyên truyền dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được ngành y tế đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội, hướng tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.

Tại hội nghị tuyên vận tháng 6 ở các địa phương, cán bộ nhiều trạm y tế xã, phường, thị trấn đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; kêu gọi giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Việc cán bộ y tế phối hợp tuyên truyền tại hội nghị tuyên vận, các buổi họp thôn hoặc tại chợ phiên đã giúp những nội dung tuyên truyền đến được với đông bà con.

2.png

Từ năm 2016, công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đến nay, công tác này đã được triển khai rộng khắp tại 9 huyện, thị xã, thành phố với đầy đủ các dịch vụ như tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai; điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ họ bằng thuốc kháng HIV; phối hợp chăm sóc và quản lý thai nghén; tư vấn, hỗ trợ hình thức nuôi dưỡng phù hợp cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV…

Tại Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, phụ nữ mang thai đến khám và điều trị đều được bác sỹ tư vấn xét nghiệm HIV. Bác sỹ Nguyễn Đức Huân, Phó Trưởng Khoa Hỗ trợ sinh sản cho biết: Phụ nữ mang thai cần chủ động xét nghiệm HIV nhằm phát hiện sớm để có phương án điều trị dự phòng. Đối với những người mẹ đã nhiễm HIV, phải điều trị ARV sớm, dùng thuốc ARV ít nhất đủ 24 tháng, tuân thủ điều trị tốt và nên tư vấn bác sỹ chuyên khoa về thời điểm mang thai. Trong khi mang thai, người mẹ nhiễm HIV cần thực hiện khám thai định kỳ để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc thai sản, chọn nơi sinh phù hợp; tuân thủ điều trị để tải lượng vi-rút dưới 200 bản sao/ml máu nhằm giảm thiểu tối đa khả năng lây truyền HIV cho con. Sau khi sinh, người mẹ nhiễm HIV cần đến cơ sở điều trị HIV/AIDS để được tiếp tục theo dõi sức khỏe và điều trị ARV. Trẻ ngay sau sinh trong vòng 24 giờ sẽ được uống thuốc ARV theo chỉ dẫn của bác sỹ để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. HIV có thể lây từ mẹ sang con do HIV có trong sữa mẹ hoặc máu, dịch tiết từ các vết nứt ở núm vú người mẹ, vì vậy tốt nhất không cho trẻ bú mẹ.

5.png

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong 10 năm trở lại đây, hằng năm, trên địa bàn tỉnh có khoảng 14.000 đến 17.000 phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV (qua xét nghiệm phát hiện 77 trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó 74 trường hợp đã điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, 3 trường hợp đến muộn nên có kết quả xét nghiệm HIV sau khi đã sinh con); 117 trường hợp phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV thì mang thai. Đặc biệt, trong 10 năm qua, 194 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng và được uống thuốc kháng HIV để dự phòng đều không bị nhiễm HIV.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn. Bác sỹ Đinh Thị Hoàn, Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Lào Cai là tỉnh miền núi, nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng cao, giao thông không thuận lợi, người nhiễm HIV đa số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do vậy việc kết nối, chuyển gửi phụ nữ mang thai và con của họ đến cơ sở điều trị HIV/AIDS gặp khó. Bên cạnh đó, rào cản do kỳ thị phân biệt đối xử, do tự kỳ thị, làm cho phụ nữ mang thai không muốn xét nghiệm HIV sớm hoặc đã phát hiện nhiễm HIV nhưng không nhận dịch vụ chăm sóc, điều trị hoặc nhận nhưng sợ bị người khác biết nên tuân thủ không tốt.

4.png

Từ năm 2020 trở về trước, hoạt động xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai được cấp từ nguồn ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn tỉnh cấp. Từ năm 2021, không còn kinh phí hỗ trợ mà sẽ do bảo hiểm y tế chi trả theo Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), tuy nhiên theo Luật Khám, chữa bệnh thì bảo hiểm y tế chỉ chi trả xét nghiệm HIV cho các trường hợp liên quan đến chẩn đoán và điều trị theo phân cấp, không chi trả cho việc xét nghiệm sàng lọc HIV cho tất cả phụ nữ mang thai. Như vậy, hiện nay, phụ nữ mang thai sẽ phải tự chi trả kinh phí xét nghiệm HIV khi tự nguyện xét nghiệm.

Ngành y tế đang tăng cường cung cấp dịch vụ nhằm phát hiện sớm, quản lý và điều trị cho người nhiễm HIV cũng như điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang. Đặc biệt, tuyến y tế cơ sở luôn nỗ lực trong tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng.

6.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó phần lớn bệnh nhân đến viện quá muộn, vượt qua “giờ vàng” - thời gian tối ưu để can thiệp cứu sống và hạn chế di chứng.

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins huấn luyện robot thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật trên bệnh nhân thật với độ thành thạo sánh ngang chuyên gia.

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 17 sản phẩm. Đây là đợt hủy giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn, cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng.

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong giám định và điều trị bắt buộc bệnh tâm thần. Công điện nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường ứng dụng công nghệ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động chuyên môn.

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

fb yt zl tw