Đẩy mạnh bảo vệ trẻ em bằng chuyển đổi số và hợp tác xã hội

Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh tổ chức các sự kiện lớn dành cho trẻ em, góp ý xây dựng chính sách và lồng ghép bảo vệ trẻ em vào các phong trào xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam.

Niềm vui của những đứa trẻ vùng cao là được chạy nhảy vui chơi cùng bạn bè.
Niềm vui của những đứa trẻ vùng cao là được chạy nhảy vui chơi cùng bạn bè.

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành khóa IV của Hội Bảo vệ quyền trẻ em ngày 11/3, Chủ tịch Hội Nguyễn Thị Thanh Hòa cho biết: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Hội sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động đặc biệt dành cho trẻ em. Các sự kiện không chỉ mang tính kỷ niệm, còn hướng đến giáo dục truyền thống lịch sử, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của trẻ em trong xã hội.

Đặc biệt, chương trình “Tết ấm cho em” dự kiến được triển khai vào dịp Tết Nguyên đán Bính Ngọ 2026, mang đến sự hỗ trợ thiết thực cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hội sẽ huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và mạnh thường quân để trao quà, học bổng và tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích cho trẻ em nghèo trên cả nước.

Bên cạnh các hoạt động trực tiếp hỗ trợ trẻ em, Hội tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia góp ý, đề xuất các chính sách liên quan đến quyền trẻ em. Năm 2025, Hội sẽ kết nối, thu thập ý kiến từ các tổ chức xã hội cũng như từ chính trẻ em để gửi đến các cơ quan lập pháp. Các phiên tòa giả định tiếp tục được triển khai, giúp phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến trẻ em. Hội cũng đóng vai trò cầu nối giữa trẻ em và các cơ quan chức năng, thu thập ý kiến để đề xuất các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, Hội cũng mở rộng hợp tác quốc tế, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hội tiếp tục thực hiện các chương trình truyền thông chuyên sâu, cập nhật kịp thời các hoạt động bảo vệ trẻ em ở địa phương, đồng thời mở rộng các chuyên mục hỏi đáp về pháp luật trẻ em. Các cuộc thi tuyên truyền trong trường học cũng sẽ được tổ chức với quy mô rộng hơn, nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về quyền trẻ em và trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho các em.

Năm 2024, hoạt động truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh với các hình thức sáng tạo như phiên tòa giả định, tọa đàm, thi hùng biện, sáng tác truyền thông, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền trẻ em. Hội đã lên tiếng về 38 vụ vi phạm quyền trẻ em trên truyền thông, tư vấn hơn 300 vụ tranh chấp nuôi con, xâm hại, bạo lực… Đặc biệt, Hội Bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ hơn 600 trẻ em làm giấy tờ tùy thân, trong đó đã giải quyết 400 trường hợp.

Với những kết quả đã đạt được và định hướng rõ ràng, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đặt mục tiêu nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em trong năm 2025, tạo ra những thay đổi tích cực, hướng tới một xã hội an toàn và công bằng hơn cho mọi trẻ em.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Công an xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn tuyên truyền, vận động nhân dân không tàng trữ trái phép chất ma túy.

Giữ bình yên bản làng

Giữa rừng xanh đại ngàn, cuộc chiến phòng, chống ma túy ở Yên Bái vẫn âm thầm diễn ra không khói lửa, không súng đạn nhưng đầy cam go và quyết liệt. Cuộc chiến ấy không chỉ để đẩy lùi tội phạm mà hơn hết là giữ gìn sự bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.
Thành viên Câu lạc bộ Hát dân ca, quan họ, hát chèo phường Nam Cường trình bày tiết mục hát quan họ tại không gian văn hóa hồ Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Lan tỏa phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện sâu rộng phong trào với trọng tâm là xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. Đồng thời, BCĐ đã cụ thể hóa các nội dung: đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, kỷ cương pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa…
Hàng năm cứ vào ngày 2/9, tất cả các nhà trường ở thị xã Nghĩa Lộ tổ chức các đoàn dâng hương và báo công với Bác.

“Địa chỉ đỏ” giữa miền Tây Yên Bái

Giữa lòng thị xã Nghĩa Lộ - nơi lưu giữ hồn cốt văn hóa dân tộc Thái và vang vọng điệu xòe Tây Bắc ngàn đời có một không gian trầm mặc mà thiêng liêng, được gìn giữ bằng tất cả lòng thành kính: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là “địa chỉ đỏ” thấm đẫm tình cảm cách mạng, nơi mỗi bước chân đều in dấu lòng biết ơn sâu nặng của đồng bào miền Tây với Bác Hồ kính yêu.
Miền Bắc tiếp tục đón mưa lớn từ hôm nay đến trưa 3/7.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Từ hôm nay đến trưa 3/7, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác theo từng đợt, cục bộ có mưa to đến rất to. Từ ngày 4/7, ban ngày trời nắng, chiều tối có mưa rào rải rác, vùng núi có thể xuất hiện mưa to. Chiều tối nay (30/6), nhiều khu vực khác trên cả nước cũng đón mưa dông.
Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết miễn học phí cho học sinh phổ thông theo hướng: học sinh đang học tại các trường công lập được miễn hoàn toàn học phí, và học sinh học tại các trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức học phí công lập tương ứng. Đây là tính ưu việt của chế độ ta.

fb yt zl tw