Đặt tên phường, xã sau sáp nhập nên thế nào?

Từ nay đến năm 2025, có khoảng 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 xã trong diện phải sắp xếp lại theo kế hoạch. Tại một số nơi, việc giữ lại hay đặt tên các đơn vị hành chính mới gây rất nhiều tranh cãi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội trao đổi với Báo Giao thông xung quanh vấn đề này.

Ông Bùi Hoài Sơn.

Tôn trọng truyền thống văn hóa, lịch sử

Vừa qua việc đặt tên cho xã, phường sau sáp nhập tạo ra những ý kiến trái chiều. Điển hình như quê hương của "Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương là xã Quỳnh Đôi, khi sáp nhập với xã Quỳnh Hậu, tên dự kiến sẽ là xã Đôi Hậu. Người dân Quỳnh Đôi đương nhiên không đồng thuận. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Việc đặt tên cho một đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là công việc của chính quyền. Điều này phải thể hiện được truyền thống lịch sử địa phương, những dấu ấn gắn với người dân, thể hiện niềm tự hào đã được bao thế hệ người dân địa phương vun đắp và cả những mơ ước của họ gắn với những địa danh đó.

Không phải ngẫu nhiên mà những tên đất, tên làng, trải qua thời gian, gắn bó với lịch sử luôn được đặt một cách có ý nghĩa và rất trân trọng. Vì thế, khi đặt tên mới cho một đơn vị hành chính rất cần cân nhắc đến truyền thống lịch sử, văn hóa và nguyện vọng của nhân dân địa phương, tránh những hệ lụy không đáng có về sau.

Phải chăng, những địa danh trong quá khứ luôn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa nhất định, gần gũi nhất đối với đời sống của nhiều thế hệ người dân nên để thay đổi là không đơn giản, thưa ông?

Đúng vậy. Cái tên đó có thể là những mong ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn, thường được thể hiện bằng chữ Hán như: An Thái, Nhân Hòa, An Ninh, Thượng Thọ… hay gắn với dòng họ lập làng, có đông người nhất như: Bùi Xá, Cao Xá, Lê Xá… hoặc gắn với đặc thù cảnh quan, môi trường thiên nhiên như: Hạc Trì, Đông Sơn, Hào Nam…

Như vậy có nghĩa là tên địa danh luôn gắn với những thông điệp nhất định nào đó. Mà "trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ". Chưa kể ngày nay, các địa phương còn có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác biệt.

Vì thế, việc sáp nhập, thay đổi không chỉ dễ dẫn đến tình trạng làm mất bản sắc của vùng đất, nguy hiểm hơn còn có thể gây ra những xung đột, mâu thuẫn không cần thiết.

Cần lắng nghe, tham vấn cộng đồng

Nói như vậy, yếu tố lịch sử, địa lý và văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đặt tên mới, đòi hỏi sự cẩn trọng chứ không đơn thuần là việc đặt một cái tên là xong?

Chắc chắn là như vậy. Trải qua thời gian, tên đất, tên làng lại được kết tinh thành rất nhiều giá trị đặc biệt khác, qua ca dao, tục ngữ, lễ hội, phong tục, tập quán, cả danh nhân lịch sử…

Trước kia, thậm chí người ta còn gắn tên làng với tên người để thấy tầm quan trọng của truyền thống của một vùng đất quan trọng thế nào. Mở rộng hơn làng, các xã hay tổng, trấn trước kia, huyện, tỉnh bây giờ, hay cả một vùng Đông, Đoài, Sơn Nam… cũng đều là những vùng văn hóa.

Hiện vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc đặt tên mới cho phường, xã sau sáp nhập. Ví dụ người dân xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu đều muốn giữ nguyên tên cũ thì theo ông trường hợp này xử lý thế nào?

Tham vấn cộng đồng và các bên liên quan khi đề xuất và quyết định tên gọi mới là một phương pháp rất quan trọng để bảo đảm tính minh bạch trong quá trình đặt tên đơn vị hành chính mới.

Đây là cách tốt nhất để bảo đảm rằng, quyết định đặt tên đơn vị hành chính mới được đưa ra dựa trên ý kiến và nhu cầu của cộng đồng, thể hiện sự tôn trọng quan điểm và nguyện vọng của những người sống trong khu vực đó. Đây không chỉ là cách để lắng nghe ý kiến mà còn tạo ra sự tham gia và ủng hộ từ phía cộng đồng.

Khi cộng đồng thấy họ có thể tham gia vào quá trình quyết định, họ có khả năng cao hơn để ủng hộ và chấp nhận quyết định cuối cùng. Tham vấn cộng đồng còn có thể giúp phát hiện những ý tưởng và gợi ý tên gọi mới mà các cơ quan quản lý Nhà nước chưa nghĩ đến.

Vì vậy, việc tổ chức cuộc họp hoặc khảo sát để lắng nghe ý kiến và gợi ý tên mới từ cư dân là một ý tưởng rất tốt và có ý nghĩa, giúp xây dựng sự đồng thuận và tạo ra tên gọi phù hợp.

Cân nhắc 5 nguyên tắc

Vậy, để đảm bảo việc đặt tên đơn vị hành chính mới phản ánh đúng lịch sử và văn hóa của khu vực, theo ông có nên tuân theo một số nguyên tắc nhất định?

Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là nơi có bề dày truyền thống lịch sử, có nhiều danh nhân nổi tiếng.

Không có công thức cố định nào cho việc này, bởi để hài hòa được yếu tố lịch sử và văn hóa còn phụ thuộc vào từng địa phương, thậm chí là từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên có thể có một số nguyên tắc chung.

Thứ nhất, phải nghiên cứu kỹ lịch sử và văn hóa của địa phương.

Thứ hai, cần tham vấn cộng đồng địa phương, bao gồm cả các nhóm dân tộc, văn hóa, dòng họ, lãnh đạo địa phương qua cuộc họp cộng đồng, hoặc các cuộc thăm dò ý kiến, kể cả thảo luận trên mạng.

Thứ ba là chú ý, cân nhắc sử dụng ngôn ngữ địa phương. Điều này không chỉ giúp tôn vinh và bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa địa phương, mà còn giúp tạo ra một liên kết mạnh mẽ hơn giữa cộng đồng và địa danh.

Thứ tư là cân nhắc ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Theo đó, khi đặt tên cho một địa danh mới, phải cân nhắc ý nghĩa lịch sử và văn hóa của tên đó. Tránh việc chọn các từ ngữ hoặc tên gọi có thể gây tranh cãi hoặc không tôn trọng đến một phần của cộng đồng.

Thứ năm là thực hiện quy trình chặt chẽ, bảo đảm tuân thủ các quy trình và quy định pháp lý khi đặt tên cho địa danh mới.

Phải đảm bảo không rắc rối giấy tờ

Có ý kiến cho rằng, nên chọn tên của một trong các địa phương sáp nhập để đặt tên cho địa phương mới. Như vậy ít nhất cũng giữ lại được một tên địa phương quen thuộc và được ít nhất dân cư một phường không phải thay đổi thông tin. Ông nghĩ sao?

Không có gì là không thể, miễn là có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ và thực hiện đúng quy trình. Thực tế, chúng ta đã từng làm chuyện này với khá nhiều địa danh. Theo tôi, đây còn là một lựa chọn hợp lý, nhất là khi tên đó có ý nghĩa lịch sử, văn hóa hoặc ý nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo việc sử dụng lại tên gọi này không gây ra rắc rối giấy tờ và hỗ trợ quá trình sáp nhập một cách thuận lợi.

Để làm được điều đó, trước khi thực hiện sử dụng lại tên gọi, phải thông báo và giải thích cho cộng đồng về lý do và ý nghĩa của việc này để họ chấp nhận.

Thêm vào đó, cần bảo đảm việc sử dụng lại tên gọi được thực hiện thông qua các quy trình chặt chẽ, các thông tin liên lạc như địa chỉ, hồ sơ đăng ký đất đai, khai sinh, kết hôn… của đơn vị hành chính mới được cập nhật và phản ánh đúng tên gọi mới, tránh gây nhầm lẫn và rắc rối khi liên lạc. Nhất là các thông tin, giấy tờ liên quan đến ngân hàng, bưu điện, các cơ quan Nhà nước khác.

Người dân một số xã lo ngại, xã của họ từng công nhận là xã anh hùng, nay sáp nhập sẽ trở về thôn, sẽ không còn là xã anh hùng nữa. Có lời giải nào cho bài toán này không, thưa ông?

Lo ngại này là hoàn toàn hiểu được. Yếu tố lịch sử và danh hiệu này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc và lòng yêu nước của cộng đồng.Vì thế, quá trình sáp nhập, cần thảo luận với cộng đồng địa phương về cách thức bảo tồn và tôn vinh di sản lịch sử của xã, bao gồm cả danh hiệu "xã anh hùng".

Có thể xem xét việc tạo ra các biện pháp để bảo vệ và phát triển di sản này, bao gồm việc tạo ra các kỷ niệm, bảo tàng, hoặc các chương trình giáo dục về lịch sử và văn hóa địa phương.

Cám ơn ông!

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội:

Khuyến khích sử dụng tên gọi đã có

Điều 6 Nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 quy định, việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.

Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

Tôi cho rằng, để việc đặt tên này nhận được sự đồng thuận của nhân dân thì cần phải có hội nghị lấy kiến của nhân dân. Cần tham khảo những ý kiến của người cao tuổi trong xã, phường, ý kiến của chuyên gia.

Khi người dân thống nhất thì sẽ "chốt" tên đó. Sau đó sẽ thông qua kỳ họp HĐND các cấp (xã, huyện, tỉnh), tiếp đến tỉnh trình đến Chính phủ, sau đó Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Nhiều nơi tranh cãi nảy lửa

Tại Hà Nội, đến ngày 10/4, đã có 14 quận huyện thống nhất được phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường giai đoạn 2023 - 2025. Từ danh sách 173 xã, phường thuộc diện phải sáp nhập, có thể thấy không ít địa danh sẽ mất tên gọi vốn có. Trong đó có phường Cầu Dền, Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng); xã Hữu Bằng, Chàng Sơn (huyện Thạch Thất); Hà Hồi, Vạn Điểm (huyện Thường Tín)... đều là những tên gọi có tính lịch sử.

Trong khi đó, tại Yên Bái, nhiều tuần qua, người dân tranh cãi quanh câu chuyện sáp nhập xã Việt Thành và Đào Thịnh và lấy tên xã Thành Thịnh, huyện Trấn Yên. Nhiều người dân xã Đào Thịnh mong muốn được giữ lại tên xã - địa danh nơi phát hiện bảo vật quốc gia "Thạp đồng Đào Thịnh". Không đồng ý cái tên mới sau sáp nhập nên người dân đã nhiều lần khiếu nại.

Tại Nghệ An, nhiều người băn khoăn với kiến nghị sáp nhập xã Quỳnh Đôi và xã Quỳnh Hậu thành xã Đôi Hậu mà chưa lấy ý kiến dân.

Trước đó, ngày 9/4, UBND huyện Quỳnh Lưu đã có công văn gửi Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An. Trong đó, đối với việc sắp xếp xã Quỳnh Hậu và xã Quỳnh Đôi, huyện đề nghị điều chỉnh tên mới thành xã Đôi Hậu.

Việc này đã tạo ra những ý kiến trái chiều, bởi xã Quỳnh Đôi có lịch sử và nổi tiếng với làng khoa bảng ở xứ Nghệ nói chung, cả nước nói riêng; đây cũng là nơi nữ sĩ Hồ Xuân Hương được sinh ra…

Báo Giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Những “công trình 1719”

Những “công trình 1719”

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần. Nhờ đó, những “công trình 1719” đã hiện hữu ở các huyện vùng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Mặc dù mới đưa vào đào tạo, huấn luyện nhưng những năm gần đây, môn xe đạp của thể thao thành tích cao Lào Cai đã gặt hái được nhiều thành công, tạo tiếng vang ở các giải đấu trong nước và đang hướng đến đấu trường châu lục.

Người trẻ nghĩ về 30/4

Người trẻ nghĩ về 30/4

Đã 49 năm trôi qua nhưng khi đến dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử - ngày 30/4 thì mỗi người dân yêu nước đều có chung một tâm trạng, niềm cảm xúc tự hào về chiến thắng vẻ vang, oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Với thế hệ trẻ, dù sinh sau ngày giải phóng, được sống trong hòa bình nhưng dấu ấn về ngày thống nhất đất nước vẫn không thể phai nhòa, điều đó trở thành động lực sống, cống hiến sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ cha ông.

fb yt zl tw