Đánh thuế bất động sản theo chênh lệch giá để chống đầu cơ

Giá đất tại nhiều nơi tăng vọt nhờ vào đầu tư hạ tầng và quy hoạch đô thị, câu chuyện thu thuế bất động sản theo tỷ lệ cố định 2% đang bộc lộ nhiều bất cập. Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu lựa chọn áp dụng giữa hai phương pháp tính thuế là phương án tính thuế 20% trên giá trị chênh lệch giữa giá mua bán bất động sản và phương án xác định trên tổng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Văn Cường phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Văn Cường phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, sáng ngày 12/5, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết: Để công bằng và hiệu quả hơn cần chuyển sang đánh thuế trên phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán như ở các quốc gia phát triển nhằm chống đầu cơ, thu đúng phần thuế đất do Nhà nước và xã hội tạo ra.

Thưa ông, hiện nay dư luận đang quan tâm đến đề xuất của Bộ Tài chính về đánh thuế trên phần chênh lệch giá mua - giá bán trong giao dịch bất động sản thay vì đánh cố định 2% trên giá bán. Ông đánh giá như thế nào về đề xuất này?

Việc chuyển từ đánh thuế cố định 2% sang đánh thuế trên phần chênh lệch giá mua bán 20% như phương án Bộ Tài chính đang đưa ra theo tôi là một bước tiến quan trọng trong chính sách thuế bất động sản. Phương án này mang tính công bằng và hợp lý bởi có nhiều trường hợp người dân mua vừa mới mua mảnh đất với giá rất thấp nhưng sau đó do Nhà nước quy hoạch mở đường bên cạnh hoặc quy hoạch phát triển các dự án gần đó đã khiến mảnh đất có giá tăng lên gấp nhiều lần. Vậy phần chênh lệch đó rõ ràng là giá trị gia tăng nhờ vào đầu tư của Nhà nước, của xã hội, chứ không phải do công sức cá nhân tạo ra. Việc thu thuế phần này sẽ giúp Nhà nước thu hồi một phần thuế đất chênh lệch để tái đầu tư cho các dự án hạ tầng khác.

Vậy ưu điểm của phương án đánh thuế chênh lệch là gì, thưa đại biểu?

Ưu điểm lớn nhất là tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể. Người đầu cơ mua đất rồi để đó không phát triển gì, chỉ chờ giá tăng để bán thì sẽ phải chịu mức thuế cao. Trong khi đó, người thực sự đầu tư, như xây dựng, cải tạo, phát triển đất đai thì sẽ được khấu trừ chi phí và đóng thuế hợp lý. Tôi lấy ví dụ như ở Hàn Quốc, nếu bán bất động sản trong vòng 1 năm thì thuế thu nhập có thể lên tới 60%. Nhưng nếu giữ đất và đầu tư sử dụng hiệu quả thì thuế sẽ giảm đáng kể và đây là chính sách để hạn chế đầu cơ, khuyến khích sử dụng đất hiệu quả.

Nhưng hiện nay, việc kê khai giá bất động sản vẫn chưa minh bạch, thậm chí có tình trạng khai thấp giá. Vậy, theo đại biểu làm sao để thu thuế trên phần chênh lệch được chính xác?

Thực tế là nhiều giao dịch vẫn kê khai giá mua bán thấp hơn giá thực tế nhằm lách thuế. Vì vậy, nếu muốn áp dụng thuế trên phần chênh lệch thì cần phải có hệ thống dữ liệu định giá đất chuẩn xác, khách quan và cập nhật thường xuyên. Cùng đó là đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý đất đai và tài sản công.

Hiện các nước tiên tiến đã làm rất tốt điều này và dữ liệu bất động sản được quản lý tập trung. Các giao dịch đều phải khai báo minh bạch, giá trị thị trường được cập nhật liên tục và có thể so sánh, đối chiếu.

Có ý kiến cho rằng việc quản lý giá đất hiện vẫn phụ thuộc vào khung giá của các tỉnh và chưa sát thực tế. Liệu điều này có ảnh hưởng đến chính sách thuế không, thưa đại biểu?

Việc quản lý giá đất vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bảng giá của các địa phương. Mặc dù Luật Đất đai mới đã yêu cầu bảng giá phải tiệm cận giá thị trường, nhưng việc thực thi vẫn còn hạn chế. Nếu giá đất do địa phương công bố thấp hơn giá thị trường thì dù có đánh thuế trên phần chênh lệch cũng sẽ không thu đủ. Vì vậy, để chính sách thuế phát huy hiệu quả, cần một hệ thống định giá đất theo thị trường minh bạch, đồng bộ giữa Trung ương và địa phương.

Trong bối cảnh đó, ông đánh giá như thế nào về vai trò của chuyển đổi số trong cải cách quản lý thuế và đất đai?

Chuyển đổi số đóng vai trò cốt lõi. Khi toàn bộ giao dịch bất động sản được số hóa, kết nối với dữ liệu dân cư, tài chính, ngân hàng và cơ quan thuế thì sẽ rất khó để gian lận. Chẳng hạn, một người mua đất, thông tin được lưu trong hệ thống và sau đó bán lại, hệ thống cũng ghi nhận giá bán. Nếu chênh lệch lớn, thuế được tự động tính toán. Đó là hướng mà nhiều quốc gia đang triển khai và Việt Nam cũng cần đẩy nhanh quá trình này để quản lý hiệu quả, chống thất thu, tạo sự công bằng.

Có ý kiến lo ngại rằng, nếu đánh thuế cao với người mua bán bất động sản, thì sẽ làm giảm tính thanh khoản của thị trường. Ông có ý kiến gì về điều này?

Đúng là chính sách thuế có ảnh hưởng đến hành vi của thị trường. Nhưng cần hiểu rõ chính sách thuế không nhằm “siết” thị trường mà là để điều tiết hành vi đầu cơ, tích trữ không sử dụng đất, làm méo mó thị trường. Nếu người dân sử dụng đất đúng mục đích, đầu tư phát triển thì không chịu thuế cao. Chỉ những trường hợp đầu cơ, găm hàng, chờ giá tăng thì mới bị đánh thuế nặng. Đây là cách để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Tả Gia Khâu

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Tả Gia Khâu

Sáng 20/6, tại xã Tả Gia Khâu, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (V05), Bộ Công an đã phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

Sự cẩn trọng nghề báo

Sự cẩn trọng nghề báo

Một ngày giữa tháng 5, tôi có chuyến thực tế đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, nơi xảy ra trận lũ lịch sử vào tháng 9/2024 khiến 7 người chết và hàng chục căn nhà bị sập đổ. Sau gần 1 năm trở lại nơi này, tôi tận mắt thấy cuộc sống đồng bào Mông nơi vùng “rốn lũ” đã hồi sinh. Trở về sau chuyến đi vất vả, đầy ắp thông tin, tư liệu trong sổ tay và hình ảnh đã chụp, tôi viết phóng sự “Trở lại vùng lũ A Lù”.

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chiều 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của các thế hệ người làm báo qua các thời kỳ.

Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23 của Tỉnh ủy

Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23 của Tỉnh ủy

Chiều 19/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23-QC/TU ngày 24/7/2020 về công tác phối hợp chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh (Quy chế số 23) và gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Ngày 19/6, lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề chủ đề “Báo chí Việt Nam trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

fb yt zl tw