Dân thích nhưng đi xe khách giường nằm có an toàn?

Xe khách giường nằm có an toàn hay không? Đường nào cấm xe khách giường nằm sẽ hạn chế tai nạn? Lái xe, doanh nghiệp... tác động thế nào đến sự an nguy của hành khách là những vấn đề được tranh luận.

Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ về vấn đề này.

- Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, vừa qua chúng ta đã siết chặt quản lý xe khách, tai nạn nghiêm trọng liên quan tới xe khách đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, vụ tai nạn xe khách giường nằm thảm khốc ở Lào Cai lại cho thấy đã nảy sinh những vấn đề cần sớm giải quyết trong quản lý loại hình kinh doanh vận tải đặc thù này. Quan điểm của Bộ GTVT về vấn đề này như thế nào?

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ: Trước hết, năm ATGT 2014, với nhiều giải pháp quyết liệt được thực hiện nên những tháng đầu năm, TNGT thuyên giảm, số người chết do TNGT giảm, đặc biệt số vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với xe khách giảm mạnh.

Tuy nhiên, qua vụ xe khách giường nằm ở Lào Cai cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước phải nhìn nhận lại với loại phương tiện tiện này. Hiện có khoảng 4.500 xe khách giường nằm. Trong số này chủ yếu là xe 2 tầng, chỉ có khoảng 80 xe 1 tầng. Các xe được sản xuất lắp ráp trong nước khoảng 3.000, khoảng 800 xe hoán cải, còn lại là xe nhập từ Trung Quốc.

Vụ xe khách giường nằm lao xuống vực tại địa bàn tỉnh Lào Cai gây thiệt hại rất lớn về người và của.

Vụ xe khách giường nằm lao xuống vực tại địa bàn tỉnh Lào Cai gây thiệt hại rất lớn về người và của.

Vụ tai nạn ở Lào Cai, xe chạy trong điều kiện địa hình đường cấp 4 miền núi, có những yếu tố kỹ thuật về đường như: bán kính cong, độ dốc, địa hình miền núi dễ sụt trượt, hộ lan, biển báo không phù hợp… Dù có biển báo và hộ lan, nhưng trong điều kiện như vậy cũng khó bảo đảm an toàn.

Ở đây vấn đề TTKS của cơ quan quản lý cũng được đặt ra. Vụ tai nạn này có thể gọi là thảm khốc. Lãnh đạo Bộ GTVT đã chỉ đạo phải rà soát, chấn chỉnh. Trước hết là với xe khách tuyến cố định và sau đó là xe khách giường  nằm. Rà soát cả thủ tục và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước như: Sở GTVT, cơ quan kiểm soát, đồng thời rà lại cả sự tuân thủ của DN vận tải, lái xe. Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục ĐBVN rà soát việc cấp phép các tuyến cố định để xem xét làm sao bảo đảm các luồng tuyến hoạt động an toàn.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, các cơ quan liên quan đã vào cuộc và đang triển khai quyết liệt để có chính sách quản lý hợp lý nhất. Thời gian qua, Cục Đăng kiểm VN tiến hành nghiên cứu, áp dụng các định mức kỹ thuật, đồng thời nâng cao các hệ số an toàn, đảm bảo nguyện vọng của người dân khi tham gia phương tiện này.

Thực tế có một số ý kiến cho rằng, xe giường nằm vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại. Hiện chúng ta đang có 4.500 xe giường nằm nên cần phải có nghiên cứu kỹ càng, có lộ trình rõ ràng để mục tiêu cuối cùng là bảo đảm an toàn khi đi trên các luồng tuyến này.

Thời gian tới, các cơ quan của Bộ GTVT và các cơ quan liên quan sẽ nghiên cứu để đưa ra các qui định cụ thể. Không thể ngay lập tức cấm, ngược lại cũng không thể để xe chạy trong tình trạng an toàn không cao. Vì thế cần tập trung nghiên cứu để đưa ra giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn và tính mạng cho người dân và hành khách.

Để làm được điều này, trước hết phải đưa ra được qui hoạch luồng tuyến hợp lý, sau đó đánh giá mức độ an toàn của nó. Ví dụ như một con đèo thì cần những điều kiện như thế nào, đơn vị quản lý phải làm gì, xe đến đỉnh đèo có phải dừng nghỉ để kiểm tra an toàn hay không? Tất cả những điều đó chúng ta đều phải nghiên cứu và tính toán kỹ.

Về phương tiện, cũng phải hướng tới ở độ cao nhất, có thể không bố trí 2 tầng nữa mà chỉ một tầng giường ngả cho phù hợp. Thêm vào đó, thiết kế xe ra sao, bố trí hàng hóa trên xe thế nào để đảm bảo sự cân bằng của xe cũng rất quan trọng. Thực tế, kinh doanh loại này phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt hơn, không thể như loại xe khác. Chúng ta định hướng như thế để làm sao bảo đảm an toàn nhất cho hành khách, đảm bảo quyền lợi kinh doanh của các DN. Vì thế cần có lộ trình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tỉnh Lào Cai có mạng lưới sông, suối dày đặc, hoạt động tàu, thuyền phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại đang là nhận thức của một số người dân về trật tự, an toàn giao thông đường thủy còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, nhất là khi mùa mưa lũ đang đến gần.

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Do ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp, kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sáng sớm 27/6 có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 120 mm. Các địa phương có mưa rất to như thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và Mường Khương gây ngập úng, sạt lở nhiều tuyến giao thông.

Cán bộ Đội CSGT số 3, phòng CSGT, Công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến địa bàn phụ trách.

Không gián đoạn, không bỏ trống địa bàn

Từ ngày 1/3/2025, cơ cấu tổ chức bộ máy của lực lượng công an toàn quốc đã không còn tổ chức công an cấp huyện. Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), không làm gián đoạn hoạt động, không bỏ trống địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Yên Bái đã tăng cường bố trí lực lượng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn địa bàn.
Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa trên hồ Thác Bà.

Gỡ khó cho phương tiện thủy

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 452 phương tiện hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa, trong đó có 259 phương tiện loại nhỏ, gắn động cơ có công suất thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân; 193 phương tiện thuộc diện đăng ký, đăng kiểm (166 phương tiện đang hoạt động, 27 phương tiện dừng hoạt động).
Sạt lở trên Tỉnh lộ 160, giao thông từ xã Nậm Lúc đi xã Bản Cái bị chia cắt hoàn toàn

Bắc Hà: Sạt lở trên Tỉnh lộ 160, giao thông từ xã Nậm Lúc đi xã Bản Cái bị chia cắt hoàn toàn

Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục từ 22 đến 25 độ vĩ Bắc nên thời tiết các địa phương trong tỉnh những ngày qua có mưa lớn kéo dài. Tại các xã Nậm Lúc, Bản Cái (huyện Bắc Hà) có mưa to cục bộ gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và giao thông.

fb yt zl tw