70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ:

Dân công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - bài học về huy động nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sớm ý thức sâu sắc “Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, quần chúng là người làm nên lịch sử”, đồng thời kế thừa truyền thống văn hóa “Lấy dân làm gốc”, “Khoan thư sức dân và lấy việc bồi bổ sức dân làm kế sách lâu bền cho xã tắc”, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp huy động sức mạnh toàn dân trong quá trình tổ chức kháng chiến.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Đảng ta chủ trương huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó, lực lượng dân công đã được huy động với số lượng đông đảo và có những đóng góp quan trọng.

Theo kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ do Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị ngày 6/12/1953, tổng quân số tham gia chiến dịch dự kiến khoảng 42.750 người 1. Khối lượng vật chất phải bảo đảm gồm 7.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn thực phẩm khô, 434 tấn đạn 2.

Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, phục vụ chiến trường, phải huy động số nhân lực, vật lực lớn, trong đó số dân công phải huy động từ trung tuyến trở lên (đoạn từ Sơn La lên Điện Biên) khoảng 14.500 người.

Tuy nhiên, khi công tác chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến đấu theo phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh” cơ bản hoàn thành thì ngày 26-1-1954, Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Do quy mô sử dụng binh lực và các loại phương tiện thay đổi, yêu cầu bảo đảm các mặt tăng gấp nhiều lần so với kế hoạch tác chiến ban đầu, nên việc huy động nguồn lực dân công và sự đóng góp của lực lượng dân công cũng có nhiều thay đổi. Tổng số dân công được huy động sau thay đổi phương châm tác chiến khoảng hơn 30.000 người1.

Nhân dân các thị trấn ở Thanh Hóa tiến đưa các đoàn dân công xe đạp thồ lên đường phục vụ tiền tuyến năm 1954. Ảnh tư liệu/nhandan.vn

Nhân dân các thị trấn ở Thanh Hóa tiến đưa các đoàn dân công xe đạp thồ lên đường phục vụ tiền tuyến năm 1954. Ảnh tư liệu/nhandan.vn

Vượt lên tất cả những khó khăn, ác liệt đó, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, lực lượng dân công được huy động phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đã nỗ lực làm nhiều con đường vận chuyển pháo bằng ô tô vào trận địa qua những địa hình rừng núi cực kỳ hiểm trở; tham gia sửa chữa, gia cố lại các tuyến đường sụt lún, lầy lội do quá trình vận chuyển, mưa lũ hoặc do địch đánh phá gây ra. Mặc dù vận chuyển cơ giới là chính, nhưng lực lượng bốc dỡ, làm đường cho xe ra vào các kho trạm đều phải huy động dân công.

Theo thống kê, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, xe đạp thồ của dân công được huy động lên tới 20.000 xe, vận chuyển được 1/3 trọng tải toàn chiến dịch. Mỗi xe đạp thồ lúc đầu chở được 100kg sau nâng lên từ 200 đến 300kg. Năng suất xe đạp thồ gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ; gạo ăn đường cho người chuyên chở giảm đi 10 lần. Hàng nghìn nữ dân công các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Thanh Hóa đã đóng trên 11.600 bè nứa và dùng thuyền độc mộc vận chuyển gạo về thị xã Lai Châu, từ đây, hàng nghìn xe đạp thồ, ngựa thồ chuyển tới Điện Biên Phủ.

Ngay tại hỏa tuyến, đồng bào Điện Biên gấp rút huy động 3.000 người đi dân công, đóng góp 64.670 ngày công phục vụ tiền tuyến; trong lúc đó, hậu phương tại chỗ khu Tây Bắc huy động 31.818 dân công. Liên khu Việt Bắc - căn cứ địa kháng chiến của cả nước cũng kịp thời cung cấp cho Mặt trận 36.519 lượt dân công. Trong vùng địch hậu xa chiến trường Điện Biên Phủ, nhân dân tỉnh Kiến An đã đóng góp 230.294 ngày công.

Tại vùng tạm chiếm thuộc các tỉnh Bắc Bộ, đồng bào ta đã cung cấp, vận chuyển ra vùng tự do hơn 20 vạn tấn thóc và đóng góp 7,5 triệu ngày công đi dân công1. Tính chung toàn chiến dịch, nhân dân ta đã đóng góp 261.453 lượt dân công với 18.301.570 ngày công, 25.056 tấn gạo, 1.824 tấn thịt và thực phẩm khô, hàng nghìn tấn rau, 20.911 xe đạp thồ, 11.800 thuyền mảng. Chỉ tính riêng số vật phẩm đưa tới mặt trận cung cấp cho bộ đội là hơn 20.000 tấn, trong đó có 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62,7 tấn đường, 577 tấn thịt và 656 tấn thức ăn khô. Riêng đồng bào Tây Bắc đã đóng góp được 7.360 tấn gạo, chiếm gần 50% lượng gạo sử dụng tại Mặt trận và 27% lượng gạo chuẩn bị cho chiến dịch, 389 tấn thịt, 700 - 800 tấn rau xanh.

Gạo viện trợ của Trung Quốc là 1.700 tấn (do các nữ dân công Phú Thọ chở bằng mảng từ biên giới Việt - Trung vượt 102 thác ghềnh hiểm trở theo dòng Nậm Na về Lai Châu), chiếm 6,8% tổng số gạo huy động. Quân dân Lào chi viện 310 tấn. Các tỉnh hậu phương (chủ yếu là Thanh Hóa) đóng góp 15.742 tấn, chiếm 63% số gạo được huy động2.

Từ kết quả huy động và phát huy vai trò to lớn của lực lượng dân công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cách nay 70 năm, chúng ta cần thực hiện tốt:

Thứ nhất, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, có nhiều hình thức vận động phù hợp để nhân dân tham gia ủng hộ, đóng góp

Truyền thống yêu nước là một di sản quý báu của dân tộc được hình thành, củng cố, phát huy mạnh mẽ qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; tạo ra sức mạnh vô địch bảo vệ sự trường tồn của quốc gia dân tộc. Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp cổ vũ động viên sáng tạo và thuyết phục… nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, trong đó huy động dân công là hình thức sáng tạo và phù hợp.

Trong giai đoạn hiện nay, việc chăm lo bồi dưỡng sức dân, luôn biết khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước của toàn dân, kịp thời đề ra các biện pháp vận động phù hợp để có thể huy động tối đa được sức dân là một vấn đề chiến lược lớn. Bởi có bồi dưỡng sức dân thì “dân có giàu, nước mới mạnh”, tạo nền tảng vững chắc khi cần huy động. Toàn dân ta phải cùng chung tay phát triển mạnh mẽ kinh tế, văn hóa, xã hội… để tạo nên cái “cốt” vật chất và sức mạnh chính trị tinh thần.

Thứ hai, quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn đất nước

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân ta quyết tâm “đem toàn lực chi viện Điện Biên Phủ, làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Chưa bao giờ trong suốt mấy năm kháng chiến, dân ta đã góp sức nhiều như trong Đông Xuân 1953 - 1954, chi viện cho quân đội giết giặc… Bọn đế quốc, bọn phản động không bao giờ đánh giá được sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh của nhân dân”1. Hơn 26 vạn lượt dân công đã được huy động ngày đêm vận chuyển gạo, đạn, làm đường, gùi thồ một khối lượng vật chất khổng lồ ra trận trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Nỗ lực đó góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang tại Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Geneve, tạo bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Ngày nay, trong bối cảnh khoa học công nghệ quân sự phát triển mạnh mẽ, vũ khí trang bị với trí tuệ nhân tạo giữ vai trò và chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng con người vẫn là chủ thể, bài học về huy động nhân lực vẫn còn nguyên giá trị. Những năm qua, Đảng ta nỗ lực đề ra và hoàn thiện nhiều chế độ, chính sách lớn nhằm huy động toàn dân tộc vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”2. Tuy nhiên, việc quán triệt và vận dụng cần linh hoạt và được đẩy mạnh thực chất, hiệu quả hơn nữa. Có như vậy, mới tạo được động lực mạnh mẽ, thúc đẩy ý chí quyết tâm và hành động đối với mỗi công dân khi Tổ quốc cần và nếu chiến tranh xảy ra.

Thứ ba, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xem đây là giá trị cốt lõi của chiến lược huy động nhân lực

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã sáng tỏ, mất đoàn kết sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước, mất chế độ; mất đoàn kết thì chính quyền không còn là ngọn cờ tiêu biểu, quy tụ, tập hợp được lực lượng và không được nhân dân ủng hộ. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng ta đã chủ động đề ra và nhất quán thực hiện nhiều chủ trương, chính sách củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc nên đã huy động tối đa được mọi nguồn lực của toàn xã hội trong điều kiện, bối cảnh tình hình chiến tranh diễn ra khốc liệt, kéo dài. Lực lượng dân công, theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, đã nhanh chóng được tập hợp và phát huy vai trò to lớn suốt thời gian trước và trong chiến dịch.

Hiện nay, trong điều kiện tác chiến mới, chiến tranh tổng lực có thể xảy ra, việc động viên, huy động kịp thời mọi nguồn lực đáp ứng nhu cầu to lớn của cuộc chiến tranh hoặc cho các nhiệm vụ chiến lược quan trọng khác là một vấn đề vô cùng hệ trọng, cấp thiết. Đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là động lực vừa là nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có chăm lo xây dựng, củng cố vững chắc được khối đại đoàn kết thống nhất toàn dân tộc mới tạo ra nền tảng và động lực phát huy sức mạnh tổng hợp.

Từ việc nhìn lại quá trình huy động, phát huy lực lượng dân công, góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ 70 năm về trước, chúng ta khẳng định đây là một bài học quý báu về huy động nhân lực không chỉ trong quá khứ mà còn có giá trị to lớn trong thời đại ngày nay. Thấu triệt và vận dụng sáng tạo bài học này sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại tá, TS NGUYỄN VĂN QUYỀN, Viện Lịch sử quân sự - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam

----------------------------

1 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập VI, Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, Kháng chiến kết thúc thắng lợi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2016, tr.111.

2 Bộ Quốc phòng -Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập VI, Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, Kháng chiến kết thúc thắng lợi, Sđd, tr.139.

1 . Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập V, Nxb QĐND, Hà Nội, 1992, tr.179.

1 . Ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Sử học, Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr.99.

2 . Bộ Quốc phòng, Tỉnh ủy Điên Biên, Chiến thắng Điện Biên Phủ sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, Hà Nội, 2014, tr.132-133.

1 . Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, Nxb QĐND, Hà Nội, 1974, tr.158-159.

2 . Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr.147.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Đầu năm 1952, Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320) chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tiến vào Thái Bình, cùng nhân dân vùng hậu địch đánh giặc Pháp. Đồn bốt, tháp canh của địch bị nhổ hàng loạt, những binh đoàn cơ động mạnh bị thất bại trong các trận càn. Bọn lính Pháp, vệ sĩ, lê dương, bảo an, tề ngụy tan rã từng mảng.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía Đông, chiến trường nhiều lúc gẫn như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này không đáng sợ so với những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch xung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử "con nhím Điện Biên Phủ".

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8 thành công tốt đẹp

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8, ngày 12/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước đã đến thăm Đại đội 27, Lữ đoàn Biên phòng 314 ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8: Bắt đầu các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Trung Quốc

Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam -Trung Quốc lần thứ 8, sáng 12/4, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham gia các hoạt động giao lưu hữu nghị.

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 11/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Thực hiện chủ trương tác chiến sắp tới do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đề ra: "Tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây sát gần địch hơn nữa, đánh chiếm thêm một số vị trí quan trọng nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây.

Những dấu ấn nổi bật

Công tác đối ngoại biên phòng Lào Cai: Những dấu ấn nổi bật

Xác định công tác đối ngoại biên phòng là một biện pháp quan trọng trong công tác biên phòng, trực tiếp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo được dấu ấn nổi bật.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại tỉnh Lào Cai.

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp và ngày càng lâm vào thế bị động về chiến lược, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Nhưng với bản chất hiếu chiến, ngoan cố và được sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng Kế hoạch Navarre với hy vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Ngày 6/4, Đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Lào Cai do Trung tá Chu Quang Học, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự thành phố làm trưởng đoàn đã đi thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 tại Trung đoàn 254 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh).

fb yt zl tw