Đảm bảo an toàn cho người lao động

Thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều giải pháp thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, tai nạn lao động vẫn xảy ra khiến công tác này cần được quan tâm hơn.

Cảnh báo tình trạng mất an toàn lao động

Vụ tai nạn tại công trường khai thác quặng của Công ty Cổ phần Đồng Tả Phời (tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai) ngày 26/12/2022 giữa 2 xe tải làm 1 lái xe tử vong, 1 lái xe bị thương nặng. Đây là 1 trong 7 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng gây thiệt hại về người trên địa bàn tỉnh xảy ra trong năm 2022.

khai truong.JPG

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 22 vụ tai nạn lao động, làm 17 người bị thương và 7 người chết. Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động và người sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn lao động và còn chủ quan vi phạm quy trình, quy phạm, biện pháp làm việc an toàn.

Bên cạnh các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra thì tại các công ty, doanh nghiệp, các công trường thi công, khai thác, sản xuất vẫn còn nhiều hoạt động có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao.

Anh Phạm Doãn Hoàng, công nhân Phân xưởng Luyện axit 1, Nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng (tại huyện Bảo Thắng) cho biết: Tôi làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động nên để tránh tai nạn hoặc ảnh hưởng sức khỏe thì bản thân phải tự thực hiện tốt nhiệm vụ và tuân thủ quy trình sản xuất.

cnnnn.jpg

Là công nhân pha chế thuốc tuyển, Chi nhánh tuyển Tằng Loỏng, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, anh Cao Văn Cường chia sẻ: Trong quá trình pha trộn hóa chất, tôi và các công nhân phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất làm thuốc tuyển, trong đó có xút tẩy 32% là nguy hiểm nhất bởi có thể gây bỏng và ngộ độc. Do đó, trong khi pha trộn xút, tôi và các công nhân khác phải mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay cao su và khẩu trang phòng độc.

hoa chat.jpg

Theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, thời gian qua vẫn có tai nạn lao động xảy ra với nguyên nhân chủ yếu là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động chưa được thường xuyên, liên tục, chưa sâu rộng… nhất là ở khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cơ sở sản xuất tư nhân. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, một số doanh nghiệp còn chạy theo lợi nhuận nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và bảo đảm chế độ, quyền lợi của người lao động...

Cần nhiều giải pháp bền vững

Trước những nguyên nhân dẫn tới việc mất an toàn, vệ sinh lao động, các cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra, từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của các công ty, doanh nghiệp trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

quan tam lao dong sua.jpg
Quan tâm tới sức khỏe của người lao động.

Với hơn 1.900 công nhân, Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai đã quan tâm hơn tới việc đảm bảo an toàn lao động cho công nhân bằng việc tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao kỹ năng an toàn lao động hằng năm. Theo ông Đặng Tiến Đức, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai, 100% công nhân trong công ty đã có chứng chỉ về an toàn lao động. Công ty cũng trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân như quần áo chống cháy, quần áo chịu axít, mặt nạ phòng độc, đồng thời rà soát, kiểm định máy móc định kỳ và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm nguy cơ mất an toàn lao động.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DAP số 2 Lào Cai cho biết, do lĩnh vực sản xuất hóa chất và phân bón của công ty luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động nên công ty luôn quan tâm tới công tác an toàn lao động trong quá trình sản xuất, trọng tâm là nâng cao ý thức cho người lao động thông qua huấn luyện, tuyên truyền và tăng cường giám sát người lao động thực hiện tốt quy trình vận hành.

Cùng với sự quan tâm của các doanh nghiệp trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, các cấp, các ngành của tỉnh đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Năm 2022 đã lồng gắn tổ chức 1.071 cuộc tuyên truyền cho 32.098 lượt người; phát 14.000 tờ rơi, 700 cuốn sổ tay về chính sách bảo hiểm tai nạn lao động. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức 10 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động, chế độ, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động cho 703 lượt người. Cùng với đó, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã tổ chức huấn luyện về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho 4.740 người lao động và cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động…

Bà Lương Thị Hoa, Trưởng Phòng Lao động Tiền lương - Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh) cho biết: Mục tiêu của năm 2023 là thúc đẩy các cấp, ngành, các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng quan tâm, thực thi nghiêm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời đẩy mạnh các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện lao động, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ, rủi ro về an toàn vệ sinh lao động. UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 với chủ đề: “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”, “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức” nhằm thúc đẩy sự quan tâm trong công tác đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw