Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:

Đại biểu Sùng A Lềnh: Cần đảm bảo sự thống nhất giữa Luật Di sản văn hóa và các luật khác

Sáng 26/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV làm việc tại Hội trường Diên Hồng với phần biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có tham luận góp ý xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

202406260811214932_z5574418243071_1bbdcc279fabaa1786222f4e979d445a.jpg
Quang phiên họp sáng 26/6/2024.

Theo đại biểu Sùng A Lềnh, cần đảm bảo sự thống nhất giữa Luật Di sản văn hóa và Luật Ngân sách nhà nước. Đại biểu dẫn chứng khoản 1, Điều 90 của dự thảo Luật Di sản văn hóa quy định: “Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ hoặc đầu tư chưa đủ…”.

Tiếp đó khoản 3 và khoản 5, Điều 90 của dự thảo Luật Di sản văn hóa nêu: “Quỹ bảo tồn di sản văn hóa có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng. Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập; Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập”.

202406260840290878_z5574513368082_c404ab5814391e8995635d392c04e6c6.jpg
Nội dung Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội bàn thảo kỹ lưỡng vào sáng 26/6.

Trong khi đó, Luật Ngân sách nhà nước (năm 2015) và Điều 12 Nghị định số 163/2016 về Hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, không quy định về tư cách pháp nhân của quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo tiếp tục rà soát, làm rõ trên cơ sở thực tiễn, tính pháp lý và mục tiêu của Quỹ bảo tồn di sản văn hóa để đảm bảo tính khả thi, thống nhất giữa các luật và quy định khác có liên quan.

202406261035568832_z5574821537417_4c6b1e0190252d79b5fc9761e2e039de.jpg
Đại biểu Sùng A Lềnh tham gia dự thảo Luật Di sản văn hóa, sáng 26/6 tại Hội trường Diên Hồng. Phiên họp được Truyền hình Quốc hội truyền hình trực tiếp.

Tham gia nội dung về "Mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước”, đại biểu Sùng A Lềnh chỉ rõ dự thảo khoản 5, Điều 49 quy định: "Trường hợp di vật, cổ vật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định, đề xuất phương án thu hồi, mua ở nước ngoài về nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án thu hồi hoặc dùng ngân sách nhà nước mua, đưa về Việt Nam và di vật, cổ vật được tổ chức, cá nhân mua, đưa về Việt Nam nhằm mục đích lưu giữ, trưng bày không vì mục đích lợi nhuận hoặc hiến tặng cho Nhà nước thì được hưởng chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế, phí liên quan khác”.

Trong khi đó, tại Điều 47, Hiến pháp thì vấn đề liên quan đến thuế phải quy định thành luật, hiện nay thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác đang được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành. Điều 49 của dự thảo Luật nêu trên chưa quy định rõ ưu đãi thuế đối với việc dùng ngân sách nhà nước mua, đưa về Việt Nam và di vật, cổ vật được tổ chức, cá nhân mua, đưa về Việt Nam nhằm mục đích lưu giữ, trưng bày không vì mục đích lợi nhuận hoặc hiến tặng cho Nhà nước thì được hưởng ưu đãi thuế theo pháp luật nào? Cần có dẫn chiếu cụ thể để đảm bảo tính khả thi, trong trường hợp ưu đãi khác luật thuế thì cần sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan để tạo sự đồng bộ, thống nhất.

202406260817064074_z5574447997503_ab5f0bf853eaf203b68da9b4f792f56d (1).jpg
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp sáng 26/6.

Tiếp đó, đại biểu Sùng A Lềnh đã tham gia xây dựng Điều 93 của dự thảo Luật Di sản văn hóa "Về quản lý nhà nước về di sản văn hóa”, trong đó có quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng...

Theo Đại biểu Sùng A Lềnh, dự thảo Luật quy định thẩm quyền các bộ nêu trên là chưa phù hợp với khoản 2, Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ, trong đó có nội dung: "Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ”. Đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo xem xét, điều chỉnh, bổ sung để phù hợp giữa 2 luật nói trên.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai còn chỉ rõ Điều 95 về “Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ” là chưa phù hợp với Chương VIII quy định về quản lý nhà nước.

Đại biểu cũng cho rằng việc quy định vào Luật về việc thành lập các tổ chức liên ngành cũng cần phải được rà soát để bảo đảm phù hợp với nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong đó, Nghị quyết có nêu rõ: "Thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện; từng bước xóa bỏ cơ chế phối hợp liên ngành, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Theo đánh giá của Thị ủy Sa Pa, công tác kiểm tra, giám sát từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay có những chuyển biến tích cực, chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh sai phạm tại địa phương như: quản lý đất đai, tài chính ngân sách, trật tự đô thị, xây dựng...

Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG: Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giữ vị trí trọng yếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời trở thành nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trên Quần đảo Trường Sa, cấp ủy đảng các cấp đã triển khai nhiều hoạt động nhằm củng cố nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, trong đó giáo dục truyền thống đóng vai trò quan trọng.

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 25/3, Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị được chọn đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai. Đại tá Trần Quang Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh dự chỉ đạo đại hội.

Tuổi trẻ Lào Cai tự hào vững tin theo Đảng

Tuổi trẻ Lào Cai tự hào vững tin theo Đảng

Đặt trọn niềm tin sắt son với Đảng, tuổi trẻ Lào Cai luôn phát huy vai trò, xung kích, trách nhiệm, đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, việc mới, việc khó. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng giàu đẹp.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Chiều 20/3, tại huyện Mường Khương, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục về nhà ở sau thiên tai.

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Để tổ chức thành công Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, yêu cầu công tác nhân sự phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, cài cắm "quân xanh, quân đỏ".

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đang được thực hiện quyết liệt, triệt để nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng tốc phát triển đất nước. Bên cạnh tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình ủng hộ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao thì cũng có một bộ phận vì lo lắng vị trí của mình nên rơi vào trạng thái buông xuôi, làm việc cầm chừng, từ đó dẫn tới bê trễ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ thấp.

Kịp thời thông tin chính thống, không để "lộng giả thành chân"

Kịp thời thông tin chính thống, không để "lộng giả thành chân"

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là các thế lực phản động, thù địch, bất mãn, cơ hội chính trị đăng rất nhiều thông tin sai trái, suy diễn, xuyên tạc, vu khống các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội nói riêng và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung trên mạng xã hội; dẫn tới không ít người bị mắc bẫy “lộng giả thành chân”, dần mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

fb yt zl tw