Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tiếp tục tham gia góp ý đối với 2 dự thảo luật

Sáng 23/11, trong phiên thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai phát biểu góp ý đối với 2 dự thảo luật.

qhs2311c.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ sáng 23/11.

Đối với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tại khoản 8 Điều 5 dự thảo luật quy định: “Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”, đại biểu đề nghị bổ sung từ “nước” vào trước đoạn “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” và được viết lại như sau: “Phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Tại khoản 3 Điều 25 dự thảo luật quy định: “Các dự án đầu tư của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đầu tư phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và theo quy định của pháp luật đầu tư công phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền của pháp luật đầu tư và pháp luật đầu tư công. Không phải phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của luật này”.

Đại biểu cho rằng, theo quy định trên, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư công. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 7 Điều 4, doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hiện nay, theo quy định pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp; các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc không có tư cách pháp lý là nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án. Vì vậy, để tạo công bằng cho doanh nghiệp nhà nước trong việc triển khai thực hiện thủ tục đầu tư trên địa bàn cả nước, thúc đẩy các dự án của doanh nghiệp nhà nước cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, ngân hàng, viễn thông…; đề nghị cơ quan chủ trì nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, bổ sung quy định các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ, tập đoàn kinh tế nhà nước được là nhà đầu tư các dự án đầu tư theo ủy quyền.

Về tiêu chuẩn người đại diện chủ sở hữu vốn, tại khoản 3 Điều 43 dự thảo quy định: “Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện”. Theo đại biểu, việc quy định “kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu vị trí” là chưa cụ thể, đề nghị quy định cụ thể điều kiện về kinh nghiệm công tác là 5 năm để xác định rõ tiêu chuẩn người đại diện chủ sở hữu vốn. Nội dung này được viết lại như sau: “Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện”.

qhs-23111.jpg
Đại biểu Sùng A Lềnh phát biểu thảo luận tại tổ

Đối với Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Điều 7 (các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghiệp công nghệ số) đại biểu Sùng A Lềnh cho rằng, các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điều có phạm vi rất rộng và chưa rõ ràng, cụ thể, có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, khiến các cơ quan quản lý nhà nước khó triển khai thực hiện, dẫn đến nguy cơ không ổn định trong việc thực thi và có thể xảy ra việc đối xử không công bằng với các doanh nghiệp. Do đó, đại biểu đề nghị cần quy định rõ ràng, cụ thể hóa các hành vi bị nghiêm cấm, tránh dẫn đến tình trạng có nhiều cách giải thích khác nhau cho một điều luật, tập trung vào các mục đích bất hợp pháp khi sử dụng công nghệ số (thay vì cấm các công nghệ số cụ thể). Đồng thời, ngoài các hành vi bị nghiêm cấm theo văn hóa, pháp luật Việt Nam, các hành vi bị nghiêm cấm cũng cần tương thích, đồng bộ với các pháp luật quốc tế.

Tại Điều 65 (quản lý rủi ro đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo), khoản 1 của dự thảo quy định: “Hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng gây ra những rủi ro, tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này”. Tại khoản 2 dự thảo quy định: “Hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng tác động cao là hệ thống trí tuệ nhân tạo có phạm vi tác động lớn, số lượng người dùng lớn, lượng tính toán tích lũy sử dụng để huấn luyện lớn”. Theo đại biểu Sùng A Lềnh, quy định tại khoản 1 và khoản 2 chưa định nghĩa rõ về “những rủi ro, tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, đồng thời cũng chưa đưa ra giới hạn cụ thể về “phạm vi tác động, số lượng người dùng và lượng tính toán tích lũy để huấn luyện”. Việc quy định như dự thảo chưa rõ ràng, chưa phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý trí tuệ nhân tạo đang được áp dụng trên thế giới, dễ dẫn đến việc khó triển khai thực hiện. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo xác định rõ các tiêu chí xác định hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao, hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng tác động cao, hoặc giới hạn phạm vi của hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao ở một số hệ thống trí tuệ nhân tạo nâng cao và tiên tiến, có thể gây ra ảnh hưởng lớn.

Tại Điều 67 (trách nhiệm các bên liên quan đến hoạt động phát triển, cung cấp, triển khai và sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo), khoản 1 quy định về trách nhiệm của các nhà phát triển và cung cấp, triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo, trong đó có một số quy định như: “Đánh giá, giải thích các rủi ro an toàn của hệ thống trí tuệ nhân tạo và thiết lập cơ chế giám sát, kiểm toán kỹ thuật theo quy định của pháp luật; kiểm tra và giám sát thường xuyên các lỗ hổng và rủi ro bảo mật, phải lưu thông tin nhật ký về quá trình phát triển và quản lý hệ thống trí tuệ nhân tạo; thực hiện đánh giá rủi ro an toàn trước khi cung cấp hệ thống trí tuệ nhân tạo…”. Đại biểu Sùng A Lềnh cho rằng, việc quy định như dự thảo sẽ gây khó khăn với các nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, tăng nặng trách nhiệm giám sát, phát sinh thêm nhiều nhân lực và kinh tế. Đặc biệt, trong trường hợp các nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo sử dụng công nghệ có mã nguồn mở, họ sẽ không ở vị trí phù hợp về mặt kỹ thuật để tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ nói trên.

Tại khoản 2 quy định nhà cung cấp, triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, trong dự thảo chưa có quy định về nội dung "quản lý trực tiếp đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo".

Tại điểm b khoản 2 quy định “Cung cấp đầy đủ thông tin của hệ thống trí tuệ nhân tạo cho người sử dụng”. Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống trí tuệ nhân tạo cần rất nhiều nguồn, rất nhiều thông tin; quy định như dự thảo khiến nhà cung cấp, triển khai không rõ những thông tin nào là thông tin cần thiết phải cung cấp.

Trong dự thảo cũng chưa có quy định về việc nhà cung cấp, triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo có quyền từ chối những yêu cầu không chính đáng hoặc mang tính quấy rối doanh nghiệp để tránh gây trở ngại, tốn thời gian, nhân lực và kinh tế.

Từ các ý kiến nêu trên, đại biểu đề nghị nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định (như nhà phát triển sử dụng công nghệ mã nguồn mở). Đồng thời, có quy định rõ hơn đối với nghĩa vụ xử lý yêu cầu của người sử dụng, chẳng hạn như nhà cung cấp hệ thống trí tuệ nhân tạo có quyền xác định các cơ sở hợp lý để từ chối xử lý yêu cầu...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw