Đặc sắc tết Ngô của người Cống Lai Châu

Tết Ngô là dịp để người Cống trình báo với tổ tiên về những việc mà họ đã làm được trong năm. Cảm ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng bội thu, thóc ngô đầy nhà.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Người Cống có dân số đứng thứ 48 trong 54 dân tộc Việt Nam và ở Lai Châu có hơn 1.500 người, cư trú tại 6 bản thuộc 2 huyện Nậm Nhùn và Mường Tè.

Do tập quán định cư co cụm nên người Cống còn bảo tồn được nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Trước kia, ngô là một trong những loại lương thực chính của đồng bào Cống và được gắn liền với tín ngưỡng dân gian.

Bà con người Cống coi trọng đời sống tâm linh và tết Ngô là nghi thức tín ngưỡng lớn nhất trong năm.

Tết Ngô lớn hay bé phụ thuộc vào mâm đồ cúng và sản vật bầy trên mâm cúng đều do bà con sản xuất ra.

Tết Ngô được bà con người Cống tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm khi mùa mưa bắt đầu.

Theo thầy cúng Chang Văn San, không ai biết tết Ngô có từ bao giờ và chỉ biết nghi lễ này đã được trao truyền từ đời này sang đời khác.

Đây là dịp để bà con người Cống trình báo với tổ tiên những việc họ làm được trong năm, cảm ơn tổ tiên, thần linh phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi thuận lợi, mùa màng bội thu.

Sau khi nghi lễ kết thúc, gia chủ cảm ơn thầy cúng và được thầy cúng cầu xin tổ tiên, thần linh ban phúc.

Sau nghi lễ, già trẻ, gái trai trong bản cùng tham gia phần hội trong không khí vui tươi, phấn khởi.

Các làn điệu dân vũ của người Cống đều tái hiện lại các động tác trong sản xuất và đời sống sinh hoạt.

Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, bà con người Cống bắt đầu vui hội tết Ngô.

Những làn điệu dân vũ mang bản sắc riêng độc đáo của người Cống.

Điệu múa Tăng bu tăng bẳng là làn điệu dân vũ quen thuộc của người Cống Lai Châu.

Nét đẹp trang phục của phụ nữ dân tộc Cống.

Nghi thức lấy nước trong lễ hội tết Ngô.

Với phụ nữ Cống, tết Ngô là dịp để bà con gác lại một vụ mùa lao động vất vả, cùng nhau vui chơi.

Lễ hội tết Ngô thu hút đông đảo sự theo dõi của đồng bào các dân tộc ít người tại ngày hội.

Đồng thời thu hút sự quan tâm của đông đảo quan khách và du khách thập phương có mặt tại ngày hội.

Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, đồng bào các dân tộc Cống, Mảng, Si La, Lự cùng nắm tay hòa chung vòng xòe đoàn kết.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023"

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023"

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023" sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 19/12/2023. Đây là cuộc thi ảnh và video trực truyến trên Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam tại website: https://happy.vietnam.vn do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Ngày 22/11/2023 tại Paris (Pháp), trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027 với 121/171 phiếu hợp lệ.

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Tối 22/11, tại Khu di tích, di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc "Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần IV - 2023".

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các 'Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024', trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Trưa 21/11, tại Quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), Viện phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khai mạc Triển lãm "Đà Lạt - Khơi nguồn cảm hứng điện ảnh", giới thiệu đến công chúng gần 200 hình ảnh các bộ phim có bối cảnh quay tại "Đại phim trường" Đà Lạt.

Thêm yêu nguồn cội

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục

Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục

Cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm chính thức ra đời, với mục đích cung cấp cho bạn đọc những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Trong 10 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, tủ sách đã mang đến cho người đọc những tác phẩm giá trị, song hành cùng những người làm trong ngành giáo dục.

Bình Yên làng cổ Phong Nam

Bình Yên làng cổ Phong Nam

Mỗi khi đến Đà Nẵng, thi thoảng tôi lại ngược phố về thăm lại làng cổ Phong Nam (xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, Đà Nẵng). Không giống như nhiều người đến làng cổ để tránh nắng hè gay gắt, tôi lại thường chọn tháng tám, tháng chín để làm cuộc hành trình bởi yêu thiết tha thời điểm giao mùa nơi làng cổ Phong Nam.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y

Bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y

Bố Y là một trong số các dân tộc rất ít người của tỉnh Lào Cai, sinh sống tập trung ở thị trấn và các xã Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố của huyện Mường Khương. Cũng như các dân tộc thiểu số khác tại, dân tộc Bố Y có rất nhiều phong tục đẹp thể hiện đời sống tinh thần phong phú như các nghi lễ, tín ngưỡng dân gian, các điệu dân ca, dân vũ, làm trang phục dân tộc…

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều 18/11 tại Hà Nội.

Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ngày 18/11/2023, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, chiều 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Công an phối hợp với các đơn vị liên quan chứng kiến lễ chuyển giao ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' cho Việt Nam.

Phát triển công nghiệp điện ảnh tại TPHCM: Nội ứng, ngoại hợp

Phát triển công nghiệp điện ảnh tại TPHCM: Nội ứng, ngoại hợp

Trong chiến lược phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa tại TPHCM, để thành công, ngoài chủ trương đúng đắn của xã hội hóa, việc huy động sự chung tay, giúp sức, hiến kế, đồng thời xây dựng các giải pháp nhằm kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại từ nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tối 17/11, tại sân cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình) UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái.

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Luật Di sản văn hóa được ban hành từ năm 2001, sau đó đã có một số lần được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn có không ít di sản đang bị xâm hại. Công tác bảo tồn, phát huy còn gặp khó khăn, nhiều nội dung của Luật chưa bám sát thực tế. Dự thảo Luật Di sản sửa đổi đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục lấy ý kiến để trình Quốc hội được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để bảo vệ di sản.

fb yt zl tw