Đặc sắc lễ hội trống Liêm Phú

Sáng 2/2 (tức mùng 5 Tết), UBND xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn tổ chức Ngày hội Trống và các hoạt động văn hóa – thể thao sôi nổi, hấp dẫn mừng Đảng, mừng Xuân.

trong90-3757.jpg
Quang cảnh lễ hội.

Tại ngày hội đã diễn ra màn đồng diễn trống đặc sắc với sự tham gia của 136 trống với gần 500 người, tạo nên một không gian náo nhiệt, rộn ràng.

trong1-7169.jpg
Đánh trống khai hội.
trong-3442.jpg
Trao Cờ lưu niệm cho các đội thi.

Tiếp đó là phần thi trống hội của 7 đội đến từ 7 thôn có người Tày sinh sống trong xã. Các đội đã mang đến những màn múa trống ấn tượng kết hợp cùng các điệu hát, múa xòe mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

trong2-2128.jpg
trong6-3841.jpg
z6280865340796-706d4efdd115508f55c33a71fcc3edac-2273.jpg
Màn đồng diễn trống vô cùng đặc sắc.

Trong đời sống người dân tộc Tày, trống không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng, thường xuất hiện trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội dân gian và các hoạt động nghệ thuật truyền thống.

Tiếng trống tạo không khí trang trọng, linh thiêng, thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết của cộng đồng, đồng thời cũng là phương tiện thông báo các sự kiện quan trọng trong làng.

trong7-7843.jpg
trong8-3809.jpg
trong5-7043.jpg
trong4-8770.jpg
z6280755209835-8134257abc0ae828b7eab87aa8dc0232-5502-3774.jpg
Những hình ảnh đẹp trong phần thi trống hội của 7 đội thi.

Đây là lần thứ 2 ngày hội trống được UBND xã Liêm Phú tổ chức.

Việc tổ chức ngày hội nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Liêm Phú; tạo không khí thi đua phấn khởi để bắt đầu một năm mới với đầy khát vọng, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, qua ngày hội góp phần quảng bá các tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch của địa phương.

trong9.jpg
z6280755436089-184a9675c88ba88580985c2c33b120d0-3408.jpg
Lễ hội thu hút rất đông người dân và du khách tới tham dự.

Tại ngày hội còn tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, đẩy gậy, nhảy sạp... tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân, góp phần gắn kết cộng đồng, nâng cao tinh thần luyện tập thể dục - thể thao, giữ gìn văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người Mông khai lửa chạm bạc

Người Mông khai lửa chạm bạc

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ vui xuân đón tết, tưng bừng mở hội Gầu tào, đồng bào Mông ở Lào Cai còn chuẩn bị một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ - nghi lễ khai lửa chạm bạc đầu xuân.

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Pút tồng là nghi lễ lớn trong năm của cộng đồng, dòng họ người Dao đỏ ở Lào Cai nói chung. “Pút tồng” theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là “Tắm than”, mang ý nghĩa gửi gắm ước mơ, cầu mong sự phù hộ của thánh thần và tổ tiên, giúp mỗi người thêm niềm tin vào cuộc sống, vượt lên chính mình và những khó khăn.

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết Nguyên đán đã có những thay đổi nhất định, đặc biệt là trong suy nghĩ của giới trẻ. Vậy ngày nay người Việt trẻ đón Tết thế nào và quan niệm của họ về ngày Tết truyền thống ra sao?

Pí Lè - báu vật của người Tày

Pí Lè - báu vật của người Tày

Người Tày có nền văn hóa giàu bản sắc, trong đó nhạc cụ truyền thống góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của họ, nổi bật và sáng tạo nhất là cây kèn Pí Lè. Với người Tày, Pí Lè được coi như một báu vật. Vì vậy, họ quan niệm giữ được tiếng kèn Pí Lè là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Cảnh trong phim "Bộ tứ báo thủ".

Sôi động mùa phim Việt chiếu rạp Tết

Mùa phim Tết năm nay là cuộc cạnh tranh giữa hai đạo diễn – nhà sản xuất Trấn Thành và Thu Trang. Cho tới nay, có 3 bộ phim công bố ra mắt khán giả và những ngày đầu tiên của năm mới là “Bộ tứ báo thủ”, “Yêu nhầm bạn thân” do Trấn Thành làm đạo diễn hoặc nhà sản xuất và “Nụ hôn bạc tỷ” của Thu Trang.

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

Vừa phát sóng tối 30 Tết, chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025” của Đài Truyền hình Việt Nam đã lập tức gây sốt trong khán giả với hàng loạt câu thoại độc đáo. Chương trình đã nhìn lại hàng loạt vấn đề nóng trong xã hội của năm qua bằng lăng kính hài hước, cùng diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên gạo cội.

Mãn nhàn màn phá hoa đón năm Ất Tỵ tại Lào Cai

Mãn nhàn màn phá hoa đón năm Ất Tỵ tại Lào Cai

Đúng 0 giờ ngày 29/1/2025, tức ngày 1/1 năm Ất Tỵ, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, màn trình diễn pháo hoa bắn từ tầm cao tháp The Manor Tower thuộc dự án khu nhà ở thương mại tiểu khu đô thị số 2, Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường giúp bầu trời thành phố Lào Cai thêm rực rỡ.

Đầu Xuân Ất Tỵ tản mạn chuyện con rắn

Đầu Xuân Ất Tỵ tản mạn chuyện con rắn

Vậy là năm con rồng đã qua đi để bước vào năm con rắn, một trong những loài vật linh thiêng trong 12 con giáp. Năm mới Ất Tỵ, giữa ngày xuân thênh thang, cùng nhau ngồi nhâm nhi chén trà, ngắm hoa đào, hoa mai nở, tản mạn chuyện con rắn cũng có nhiều điều thú vị.

Tết Nguyên đán của người Pa Dí

Tết Nguyên đán của người Pa Dí

Người Pa Dí ở Lào Cai gọi tết Nguyên đán là “đừn chèng”, tết Tháng giêng là “kin chung”. Tết Nguyên đán với nhiều nghi lễ, phong tục truyền thống mang đậm nét văn hóa của tộc người. Đó là dịp con cháu thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thể hiện đạo hiếu uống nước nhớ nguồn; đồng thời cũng là dịp đoàn viên, sum họp cùng hướng tới một năm mới với nhiều điều may mắn, thuận lợi.

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Chương trình nghệ thuật “Chào Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025” tổ chức vào tối 28/1, tức 29 tháng Chạp tại Quảng trường phố đi bộ, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) đã thực sự trở thành “bữa tiệc” văn hóa với những thanh âm rộn rã, sôi nổi chào Xuân.

fb yt zl tw