Đa dạng hoạt động chăm sóc thiếu niên, nhi đồng

LCĐT - Tiết học trải nghiệm với chủ đề “Chú bộ đội bảo vệ quê hương” do Đoàn Thanh niên phường Sa Pa phối hợp với Trường Tiểu học Sa Pa (thị xã Sa Pa) tổ chức cho 120 học sinh khối lớp 5 không chỉ đem lại sự hứng khởi cho các em, mà còn có ý nghĩa giáo dục, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”. Hoặc việc thực hiện chăm sóc thường xuyên 16 trẻ có hoàn cảnh khó khăn, các chương trình in dấu chân thiện nguyện, tặng quà trẻ vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, xây dựng sân chơi cho em… là những hoạt động ý nghĩa của Thị đoàn Sa Pa thời gian qua.

Thị xã Sa Pa có 6 dân tộc anh em chung sống tại 16 xã, phường. Những năm qua, hoạt động đội, công tác chăm sóc thiếu niên, nhi đồng được Thị đoàn cùng Hội đồng Đội thị xã Sa Pa triển khai sâu rộng và đạt nhiều kết quả. Trong đó, hoạt động đội, công tác chăm sóc thiếu niên, nhi đồng trong trường học được gắn với chương trình hoạt động theo chủ đề, chủ điểm hằng tháng, hằng quý. Các phong trào, cuộc vận động lớn của đội được nhân rộng hiệu quả như Cuộc vận động “Thiếu nhi Sa Pa thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Nhà em treo ảnh Bác Hồ”, “Chúng em với biển, đảo quê hương”, “Giúp bạn nghèo đón tết’, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Sa Pa”, “Ngôi nhà 1.000 đồng”, “Giúp bạn đến trường”, mô hình “Vườn rau em chăm”...

Công tác giáo dục truyền thống luôn được Hội đồng Đội thị xã triển khai với hình thức phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em như thi tìm hiểu, kể chuyện truyền thống, gặp gỡ gương đội viên tiêu biểu, hoạt động về nguồn, tham quan, dã ngoại, đi tìm địa chỉ đỏ, tọa đàm, trao đổi... 5 năm qua, Hội đồng Đội thị xã Sa Pa đã tổ chức, phối hợp tổ chức 287 chương trình tuyên truyền, hội thi, 7 hoạt động về nguồn, tham quan dã ngoại cho hơn 450 đội viên. Nhờ làm tốt công tác giáo dục, định hướng nên đã khơi dậy trong thiếu niên nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đoàn, tạo cho các em động lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện.

Hoạt động đội trên địa bàn dân cư có trọng tâm là “Tháng hành động vì trẻ em” và công tác quản lý, giáo dục thanh thiếu nhi trong dịp hè hằng năm như đỡ đầu, chăm sóc thường xuyên 16 trẻ có hoàn cảnh khó khăn đạt hiệu quả; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, các câu lạc bộ, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu trại hè... Cấp thị xã đã huy động hơn 200 triệu đồng cho việc triển khai thực hiện công tác quản lý, giáo dục thanh thiếu nhi, học sinh trong dịp hè; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hoạt động của 12 lớp năng khiếu hè, liên hoan trò chơi dân gian, hiện đại, thi vẽ tranh tuyên truyền cổ động, các hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp tham mưu tổ chức tốt tết Thiếu nhi, tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng.

Chị Sùng Thị Me, Bí thư Thị đoàn Sa Pa cho biết: Chúng tôi mong muốn tổ chức thêm nhiều hoạt động, chương trình chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi để tuyên truyền, hạn chế tình trạng trẻ em phải lao động sớm, nhất là tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn.

Trong thời gian tới, Thị đoàn Sa Pa xác định hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư không chỉ diễn ra trong các tháng hè, mà là xuyên suốt toàn bộ quá trình học tập của các em. Công tác thiếu nhi là không chỉ làm tốt công tác đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường, mà còn luôn coi trọng công tác đội và phong trào thiếu nhi trên địa bàn dân cư. Tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước sát với nhu cầu thực tế của công tác thiếu niên, nhi đồng của địa phương; quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang - thiết bị, các thiết chế văn hóa, học tập, vui chơi giải trí cho thiếu nhi…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw