Cựu chiến binh Mù Cang Chải giúp nhau thoát nghèo

Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Mù Cang Chải luôn gương mẫu tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua như: “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Ba xanh”, “Ngày công đồng đội”… thu hút đông đảo hội viên tham gia.
Ông Sùng A Xà - Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết: "Hội viên CCB huyện không những tích cực trong phát triển kinh tế gia đình mà còn luôn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua ở cơ sở. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và lực lượng chức năng tham gia các tổ hòa giải, tổ tuần tra an ninh, phát động Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… Thực hiện tốt việc vận động con, em và người thân không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ… Với những nỗ lực đó, Hội đã đóng góp tích cực trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, tổ chức Hội trong sạch vững mạnh”.
Hưởng ứng Phong trào "Mù Cang Chải chung sức xây dựng nông thôn mới”, hàng năm, Hội đã tổ chức cho hội viên tham gia trên 2.000 ngày công sửa chữa, nâng cấp 40 nhà, làm mới 8 nhà ở cho hội viên nghèo; hỗ trợ làm nhà cho 3 gia đình người có công với cách mạng; tu sửa, nâng cấp gần 5 km đường giao thông nông thôn, nạo vét hơn 60 km kênh mương nội đồng… Điển hình là hội viên chi hội CCB các xã Nậm Khắt, Lao Chải, Dế Xu Phình… 
Thực hiện Phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, hàng năm, Hội đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng cùng các tổ chức đoàn thể, tổ chức gần 100 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phòng chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm… với trên 90% hội viên tham gia. Qua học tập, các hội viên đã áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao vào phát triển kinh tế gia đình. 
Hội còn phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, thông qua 43 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 1.787 hộ vay vốn với số tiền trên 71 tỷ đồng. Từ đồng vốn vay, hội viên đã xây dựng được 3 doanh nghiệp, thu hút 53 lao động; 2 hợp tác xã, 15 lao động; 28 tổ hợp tác sản xuất, 89 lao động; 35 gia trại, 107 lao động; 73 hộ kinh doanh dịch vụ, 113 lao động… 
Một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu như: hội viên Thào Xú Rùa, Thào A Củ, bản Lùng Cúng, xã Nậm Có với mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cây thảo quả, sơn tra dưới tán rừng, thu nhập trên 300 triệu đồng/năm; hội viên Thào A Khày, Giàng A Phà, xã Púng Luông, mô hình nuôi ong lấy mật, kết hợp với chăn nuôi trồng trọt, thu nhập trên 150 triệu đồng/năm; hội viên Giàng Cháng Giao, Hảng A Chống, xã Dế Xu Phình phát triển mô hình nuôi dê, trồng thảo quả, sơn tra, thu nhập gần 200 triệu đồng/năm…
Nổi bật trong hoạt động Hội những năm gần đây là phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo” đã góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm của huyện. Nếu như năm 2016, Hội có 617 hộ hội viên nghèo, chiếm 70,3% thì đến tháng 9/2021, con số này chỉ còn 221 hộ (tức 396 hộ hội viên đã thoát nghèo), chiếm tỷ lệ 22,4%; hội viên cận nghèo hiện còn 114 hộ, chiếm11,2%; hiện 218 hộ hội viên có mức sống khá, giàu với thu nhập từ 70 triệu đồng đến trên 300 triệu đồng/ năm…
Với những kết quả đã đạt được, Hội CCB huyện đã nhiều năm liên tục được Hội CCB tỉnh, huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. 
Thạch Phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw