Cựu chiến binh gương mẫu thi đua phát triển kinh tế

Phong trào thi đua giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống hội viên cựu chiến binh là một nội dung trọng tâm trong phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, đã được các cấp hội, hội viên tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, phát triển cả bề rộng và chiều sâu, tạo sức lan tỏa.

Năm 2012, cựu chiến binh Nguyễn Thế Hải ở xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa xuất ngũ trở về địa phương. Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện tự nhiên ở địa phương thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh, anh đã dồn toàn bộ số tiền tiết kiệm của cả gia đình, đồng thời vay thêm vốn ngân hàng để đầu tư trại nuôi cá. Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, anh vừa thuê thêm nhân viên kỹ thuật, vừa tham gia học tập tại các lớp tập huấn, đào tạo trong, ngoài nước, nhất là về quy trình lọc nước, kỹ thuật nhân giống, chế biến các sản phẩm từ cá nước lạnh.

20-tham-quan-mo-hinh-nuoi-ca-nuoc-lanh-cua-hoi-vien-ccb-nguyen-the-hai-8827.jpg
Mô hình nuôi cá nước lạnh của hội viên Nguyễn Thế Hải cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ quy mô trại cá rộng khoảng 1.400 mét vuông mặt nước ban đầu, sau 12 năm, anh Hải đã phát triển cơ ngơi trang trại nuôi cá hồi, cá tầm khá lớn ở địa phương. Hiện gia đình anh có 4.000 mét vuông mặt nước nuôi cá, xuất bán khoảng 60 tấn cá thương phẩm/năm, doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/năm. Trang trại của gia đình tạo việc làm cho 10 lao động, thu nhập trung bình 10 triệu đồng/người/tháng. Ngoài việc phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình, giải quyết việc làm cho lao động, anh Hải còn tích cực hỗ trợ hội viên cựu chiến binh địa phương phát triển nuôi cá nước lạnh. Trong đó đã có nhiều hội viên được anh giúp vay vốn, thức ăn, con giống không tính lãi; hỗ trợ miễn phí về kỹ thuật, giới thiệu đầu ra tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, hợp lý.

img-0760-3362.jpg
Tận dụng ưu thế địa phương, hội viên cựu chiến binh thị xã Sa Pa đã mở rộng diện tích chăn nuôi cá nước lạnh.

Hội Cựu chiến binh xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà có 7 chi hội với 101 hội viên. Thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội Cựu chiến binh xã tích cực vận động khuyến khích hội viên phát huy tiềm năng, thế mạnh. Trong đó, 7/7 chi hội đã xây dựng chân quỹ giúp nhau phát triển kinh tế, trung bình đạt 1,1 triệu đồng/hội viên. Các hội viên mạnh dạn vay, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ủy thác để đầu tư chăn nuôi, sản xuất. Tổ chức hội, cán bộ hội cũng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên vươn lên làm giàu chính đáng. Nhờ vậy, tỷ lệ hội viên cựu chiến binh nghèo trong xã giảm đáng kể, chỉ còn 16 hội viên là hộ nghèo, cận nghèo; không còn hội viên phải ở nhà tạm.

Đặc biệt, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại, gia trại vừa và nhỏ do cựu chiến binh làm chủ có thu nhập ổn định từ 100 - 150 triệu đồng/năm, tiêu biểu như: Mô hình kinh tế trồng rừng và chăn nuôi của hội viên Lục Văn Khởi; mô hình vườn ươm cây giống của hội viên Trần Văn Trinh; mô hình thu mua quế và chăn nuôi của hội viên Đỗ Văn Chiến; mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi, dịch vụ của hội viên Tụ Văn Lập, Đặng Đình Nam…

z5924951684961-64a2657c6e33ebbc20fe8737356a41b2-9785.jpg
Cán bộ hội các cấp thường xuyên thăm hỏi, động viên hội viên cựu chiến binh phát huy thế mạnh để chăn nuôi, sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát huy thế mạnh bản thân và điều kiện thực tế từng gia đình, địa phương, phong trào thi đua Cựu chiến binh gương mẫu phát triển kinh tế được các cấp hội, hội viên trong tỉnh triển khai, áp dụng ở các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ. Các cấp hội cũng thường xuyên tổ chức nắm bắt tình hình, thăm hỏi, động viên hội viên cựu chiến binh tích cực học tập, tích lũy kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo, hăng hái thi đua, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế làm giàu hợp pháp.

Đặc biệt, các cấp hội, hội viên cũng quan tâm giúp đỡ hộ hội viên cựu chiến binh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Trong đó, đã thành lập mô hình “5 cựu chiến binh khá, giàu giúp 1 cựu chiến binh thoát nghèo”; phối hợp tổ chức, cử, giới thiệu hội viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về khoa học - kỹ thuật; phối hợp giới thiệu việc làm, học nghề cho con, em cựu chiến binh… Tổ chức hội, hội viên cựu chiến binh các cấp cũng triển khai, tổ chức quản lý, sử dụng tốt các nguồn vốn vay ưu đãi để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế.

Từ năm 2019 đến nay, các cấp hội tổ chức, phối hợp tổ chức tập huấn khoa học - kỹ thuật cho gần 1.300 hội viên. Toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 1.000 mô hình kinh tế do cựu chiến binh làm chủ, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động. Trong đó: 935 gia trại, 190 trang trại và 30 hợp tác xã do cựu chiến binh quản lý. Hiện có 51% tổng số hội viên cựu chiến binh có thu nhập khá, giàu; còn 6,45% hội viên cựu chiến binh thuộc hộ nghèo.

mg-2828-7026.jpg
Từ phong trào thi đua, đã có 51% tổng số hội viên cựu chiến binh trong tỉnh có thu nhập khá, giàu.

Từ kết quả phong trào thi đua, đã có 70 hội viên cựu chiến binh được Hội Cựu Chiến binh Việt Nam trao tặng danh hiệu “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi”; xuất hiện nhiều điển hình hội viên cựu chiến binh xuất sắc, như: Lê Văn Trúc - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lê Quý (Bảo Hà - Bảo Yên); Nguyễn Văn Quyến - Chủ tịch Hội đồng kiêm Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Hoa Mai (phường Lào Cai, thành phố Lào Cai); Nguyễn Duy Xuyên - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Nguyễn Phú Xuyên (Tà Chải - Bắc Hà); Vũ Văn Thính - chủ kinh tế trang trại (Xuân Quang - Bảo Thắng); Trần Công Tuyên - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Bắc Cường (phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai); Lê Thanh Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần In tổng hợp Lào Cai (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai)….

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm vươn lên có thu nhập khá, giàu, hội viên cựu chiến binh tỉnh Lào Cai đã gương mẫu, thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, đời sống cho gia đình, cộng đồng, đóng góp thêm nhiều của cải, vật chất cho gia đình và xã hội, được cấp ủy và chính quyền đánh giá cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

fbytzltw