Cuộc họp lần thứ 3 Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản

Sáng 3/6, tại thị xã Sa Pa, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã tổ chức cuộc họp lần thứ 3.

1279.jpg
Quang cảnh cuộc họp.

Dự cuộc họp có đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản; đồng chí Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản; đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương; đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao; lãnh đạo đại diện một số ủy ban của Quốc hội; đại diện Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; các thành viên Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản…

Về phía Nhật Bản có ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cùng đoàn công tác.

Về phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành viên Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh…

1275.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong phát biểu tại cuộc họp.

Giới thiệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai; công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài và quan hệ hợp tác hữu nghị với một số địa phương của Nhật Bản, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong khẳng định: Trong quá trình phát triển, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ Nhật Bản và của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

1284.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lào Cai tham dự cuộc họp.

Từ năm 2006 đến nay, Lào Cai tiếp nhận và triển khai thực hiện 14 dự án với tổng vốn tài trợ khoảng 9,8 triệu đô la thông qua tổ chức JICA, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đầu tư cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị phòng học. Lĩnh vực giáo dục, đã có gần 2.800 học sinh và giáo viên được dạy học một ca thay vì phải học hai ca thuộc 3 trường học đầu tư bằng vốn tài trợ của Đại sứ quán Nhật Bản; khoảng 18.000 người tại các xã khó khăn hưởng lợi gián tiếp của dự án.

Hiện, Lào Cai đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai gồm 12 tiểu hợp phần; tổng vốn thực hiện khoảng 29 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn vay ODA 19 triệu đô la, vốn đối ứng 10 triệu đô la. Đối với nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, Đại sứ quán, các cá nhân Nhật Bản đã hỗ trợ cho Lào Cai khoảng 900.000 đô la Mỹ. Lào Cai cũng đang có gần 200 người đang làm việc tại Nhật Bản...

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong trân trọng mời các thành viên nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; Đại sứ quán Nhật Bản, các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản tham dự Lễ Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, dự kiến tổ chức vào quý III năm 2023.

Lào Cai đang xác định xây dựng tỉnh trở thành “Cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam với các nước ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc”. Với những tiềm năng phong phú, đa dạng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong hy vọng Lào Cai sẽ là địa điểm hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản đến nghiên cứu đầu tư.

Để góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Lào Cai với các đối tác Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và có các kết quả, sản phẩm cụ thể, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong mong muốn ngài Đại sứ và các Nghị sĩ Nhật Bản; Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp của Nhật Bản đến đầu tư các dự án tại tỉnh Lào Cai đối với lĩnh vực thế mạnh của tỉnh nhất là các dự án sử dụng khoa học, công nghệ cao; hỗ trợ, thúc đẩy dòng vốn ODA vào tỉnh Lào Cai và tích cực có ý kiến để Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tiếp tục quan tâm đẩy nhanh các dự án đang triển khai, nhất là Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai; hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Tỉnh Lào Cai mong muốn Nhóm nghị sỹ hữu nghị giới thiệu, kết nối để Lào Cai hợp tác với một số địa phương của Nhật Bản trong một số lĩnh vực, nhất là việc xây dựng mô hình du lịch xanh, bền vững, gắn với giữ gìn các giá trị văn hoá...

1306.jpg
Đại biểu tham dự cuộc họp.

Năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam và Nhật Bản khi hai nước kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất với sự tin cậy chính trị cao trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng, vì hòa bình, thịnh vượng ở châu Á. Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và chuyến thăm Việt Nam của nguyên Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt Nikai Toshihiro và các cuộc tiếp xúc nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima, Nhật Bản tiếp tục tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.

Nhật Bản tiếp tục là nước cung cấp viện trợ ODA thứ nhất, nhà đầu tư và đối tác du lịch thứ 3, đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam.

Kể từ cuộc họp Nhóm lần thứ 2 tháng 11/2022, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tiếp tục là một trong số các nhóm nghị sĩ hữu nghị hoạt động tích cực và hiệu quả nhất.

1324.jpg
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại cuộc họp.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động của nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã được triển khai tích cực, hiệu quả với nhiều hoạt động, hình thức đa dạng, phong phú, thể hiện được tính đặc thù của ngoại giao nghị viện, linh hoạt và mềm dẻo. Qua đó, góp phần thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Nhật Bản trên các lĩnh vực.

1330.jpg
1351.jpg
Đại biểu phát biểu thảo luận tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho rằng hoạt động của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản những năm qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước.

1311.jpg
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio phát biểu tại cuộc họp.

“Năm 2023 Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, tôi mong rằng không chỉ dừng lại ở con số mà hai nước ngày càng có nhiều hơn sự hợp tác, khai thác tốt tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong những năm tới”, Đại sứ Yamada Takio nói.

Chuyến thăm tỉnh Lào Cai lần này, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đánh giá tỉnh có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư, Nhật Bản và các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ quan tâm, tìm hiểu cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực du lịch, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao…

1364.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tin tưởng với những tình cảm tốt đẹp, nền tảng là sự tin cậy chính trị cao sẽ nỗ lực nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa Nhóm Nghị sự hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản với Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam; giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện Nhật Bản góp phần đưa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược ngày càng phát triển.

1383.jpg
Đồng chí Trương Thị Mai thay mặt Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tặng quà cho lãnh đạo tỉnh Lào Cai.
1386.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong tặng đồng chí Trương Thị Mai lá cờ chủ quyền quốc gia tại Lễ thượng cờ kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2023) tại cột cờ Lũng Pô.

Đồng chí đánh giá cao những hoạt động thiết thực, hiệu quả của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản thời gian qua. 6 tháng cuối năm 2023 Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, xứng tầm quan hệ giữa 2 đất nước và tạo dấu ấn trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi giữa các đoàn cấp cao, giao lưu, tiếp xúc giữa các nghị sĩ, nhất là nghị sĩ trẻ của hai nước; phối hợp tiếp tục tháo gỡ những nội dung còn vướng mắc trong quan hệ giữa 2 đất nước, không để ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp lâu dài hai bên đã dày công vun đắp trong 50 năm qua; nghiên cứu xây dựng đề án đào tạo tiếng Nhật cho cán bộ làm công tác đối ngoại trong các cơ quan…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw