Cụm Di tích Ba Đình mãi là địa điểm sinh hoạt văn hóa, chính trị và nơi tìm về của mỗi người dân đất Việt

Ngày 12/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế kết quả tu bổ định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2024 và làm việc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ban Quản lý Lăng) về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024.

Sau khi kiểm tra kết quả công tác tu bổ định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2024, làm việc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bộ, ngành liên quan và thành phố Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là Anh hùng Giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, vị Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, suốt đời phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra thực tế kết quả tu bổ định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra thực tế kết quả tu bổ định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2024.

Theo Thủ tướng, Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình gồm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu hành chính chính trị đặc biệt Ba Đình… có ý nghĩa, giá trị to lớn, quan trọng đối với đất nước.

Việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị Cụm di tích vừa là trách nhiệm cao cả, vừa là niềm vinh dự, tự hào, thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống lịch sử dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Ban Quản lý Lăng và các bộ, ngành, thành phố Hà Nội trong công tác giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức đón tiếp, phục vụ chu đáo đông đảo đồng bào, khách quốc tế đến viếng Bác; đón tiếp, phục vụ chu đáo, trang nghiêm các đoàn nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao các nước đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Thủ tướng làm việc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bộ, ngành liên quan và thành phố Hà Nội.

Thủ tướng làm việc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bộ, ngành liên quan và thành phố Hà Nội.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm và kết quả đạt được của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ và người lao động Ban Quản lý Lăng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ trong Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình.

Chỉ rõ tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác phối hợp, tổ chức cho bà con, khách quốc tế viếng Bác; chuyển đổi số; giải phóng mặt bằng; truyền thông..., Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian tới, đất nước có nhiều sự kiện trọng đại như kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025) và Ngày Quốc Khánh (2/9/1945 - 2/9/2025); 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)...

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, thành phố Hà Nội và Ban Quản lý Lăng phối hợp chặt chẽ, chủ động, nỗ lực và phát huy hơn nữa tinh thần sáng tạo, đổi mới để không gian Quảng trường Ba Đình và các Di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ mãi là địa điểm sinh hoạt văn hóa, chính trị và là nơi tìm về của mỗi người dân Việt Nam khi đến với Hà Nội và về với Bác.

Thủ tướng trò chuyện với du khách thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng trò chuyện với du khách thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng nhấn mạnh, Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng; nâng cao tinh thần yêu nước nồng nàn; giáo dục lòng trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc; nơi tạo động lực, truyền cảm hứng cho đồng bào chiến sĩ cả nước; tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và truyền thống lịch sử văn hóa hào hùng của dân tộc; thể hiện sức mạnh nội sinh về tinh thần và vật chất mạnh mẽ của dân tộc.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, không ngừng nâng cao năng lực để trong mọi điều kiện phải thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa", và "với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm", xác định, phân công nhiệm vụ "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó", Thủ tướng lưu ý.

Giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành, đơn vị và thành phố Hà Nội chủ động, tích cực phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa với Ban Quản lý Lăng để phát huy tốt nhất giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích trong Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình; đồng thời giải quyết tốt các vấn đề liên quan giải phóng mặt bằng Khu nhà phía nam sân cỏ Quảng trường Ba Đình, dự thảo Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện chuyển đổi số và kiện toàn Ban Chỉ đạo phối hợp hoạt động Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình…, Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng Ban Quản lý Lăng và các bộ, ngành và thành phố Hà Nội tiếp tục phát huy cao độ truyền thống và kết quả đạt được, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao để Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình ngày càng khang trang hơn, đẹp đẽ hơn, hiện đại hơn, nâng tầm sức mạnh nội sinh từ Cụm di tích…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhất trí tiếp tục mở cửa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại, đón đồng bào và khách quốc tế vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 13/8/2024.

Theo Báo điện tử Tổ quốc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw