Cụ thể hoá tuyên truyền Dự án 8 tại Bảo Thắng

Bà Bùi Thị Hạnh, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng cho biết, nhờ nguồn lực hỗ trợ của Dự án số 8 về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em mà hoạt động truyền thông của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn không còn “tuyên truyền chay”, “nói vo” như trước đây. Gắn với đó là tài liệu, công cụ hỗ trợ và các cấp hội có điều kiện để sân khấu hoá, vận dụng các mô hình trực quan sinh động giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

IMG_2323.JPG
Phụ nữ dân tộc thiểu số thị trấn Phố Lu tham gia Dự án 8 về bình đẳng giới

Huyện vùng thấp Bảo Thắng có 12/14 xã, thị trấn được hưởng lợi từ Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Dự án 8), với 31 thôn, trong đó xã Thái Niên và thị trấn Nông trường Phong Hải có nhiều thôn nhất, mỗi đơn vị có 5 thôn thuộc vùng dự án; xã Phú Nhuận có 4 thôn và số còn lại mỗi xã có từ 1 đến 2 thôn.

4.JPG
IMG_2376.JPG
Một cặp vợ chồng đồng bào Mông ở xã Thái Niên sau khi được tuyên truyền về xoá định kiến với nữ giới.

Tìm hiểu tại thị trấn Nông trường Phong Hải, chúng tôi được biết nơi đây hiện có 2.700 hộ với gần 12 nghìn nhân khẩu, 50% số hộ là người dân tộc thiểu số. Thị trấn hiện còn 686 hộ nghèo và cận nghèo (chiếm 25,3% tổng số hộ của thị trấn), chủ yếu tại các thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là Quy Ke, Tòng Già, Sín Chải, Ải Nam và Vi Mã.

Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Nguyễn Thị Tuyết Thúy cho hay, triển khai dự án, đến nay, hội đã cử 58 lượt cán bộ tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật thông tin do hội cấp trên tổ chức, qua đó trang bị kiến thức cơ bản về giới, các vấn đề về định kiến, bất bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ, xây dựng mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thay đổi hành vi trong cuộc sống. Hội Phụ nữ thị trấn đã sớm tham mưu, phối hợp thành lập 5 tổ truyền thông tại 5 thôn đặc biệt khó khăn với 50 thành viên và 1 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường THCS thị trấn gồm 30 thành viên.

tuyên truyền ở cơ sở.jpg
Các cấp hội phụ nữ huyện Bảo Thắng đẩy mạnh tuyên truyền tại cơ sở.

Hội Phụ nữ thị trấn Nông trường Phong Hải đã tạo điều kiện cho thành viên các tổ truyền thông cộng đồng, Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tham gia các lớp tập huấn về thông tin, truyền thông, nâng cao năng lực cán bộ phong trào, theo dõi, đánh giá đề án. Vừa qua, Hội Phụ nữ thị trấn Nông trường Phong Hải phối hợp với Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng tổ chức 1 buổi truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại thôn Sín Chải.

6.jpg
Một câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" thị trấn Nông trường Phong Hải sinh hoạt về giải quyết những vấn đề cấp bách với trẻ em.

Giáp ranh thị trấn Nông trường Phong Hải là xã Phong Niên nơi có 2 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, 1 thôn có 100% hộ là người Mông, đây cũng là vùng hưởng lợi Dự án 8. Theo chị Vương Thị Dung, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phong Niên, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn tính đến cuối năm 2022 là 57,7 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chưa đến 16% nhưng riêng 2 thôn đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao và vấn đề về trẻ em, bất bình đẳng giới còn đeo bám trong đời sống. Bởi vậy, việc thành lập các tổ truyền thông là cơ hội lớn nhằm tạo ra những thay đổi tích cực tại “vùng trũng” của xã Phong Niên.

Thiết kế chưa có tên.jpg
Ánh mắt trẻ thơ tại thị trấn Nông trường Phong Hải.

Huyện Bảo Thắng hiện có 188 thôn, tổ dân phố, trong đó 31 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn (chiếm 16,5%). Các thôn đặc biệt khó khăn có 95% đến 100% số hộ là người dân tộc thiểu số. Thực hiện Dự án 8, ngay sau khi có kế hoạch triển khai của Hội Phụ nữ tỉnh và UBND huyện, Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng đã thành lập 25 tổ truyền thông cộng đồng, đảm bảo đủ 10 thành viên/tổ tại các thôn đặc biệt khó khăn. Nhiệm vụ của các tổ truyền thông là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân và hội viên phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số về chăm lo phát triển kinh tế, thay đổi định kiến gắn với bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, tuyên truyền bình đẳng giới.

2.JPG
Hội phụ nữ xã Thái Niên tuyên truyền về bình đẳng giới.

Theo bà Bùi Thị Hạnh, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện, hoạt động truyền thông của các cấp hội huyện Bảo Thắng thời gian qua đã khắc phục được những hạn chế vốn có ở nhiều chương trình vận động trước đây như “tuyên truyền chay”, “tuyên truyền vo”, thiếu tài liệu, công cụ hỗ trợ. Để thu hút lượng người tham gia và nâng cao hiệu quả truyền thông, các cấp hội phụ nữ huyện Bảo Thắng đã khuyến khích tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, vận dụng các mô hình, hình ảnh trực quan sinh động và phổ biến thông tin trực tiếp tại hộ dân.

“Nếu chỉ nói các thành ngữ, khẩu hiệu như: Việc nhà không của riêng ai, Con hư tại mẹ - cháu hư tại bà, nhất nam viết hữu - thập nữ viết vô... thì không mấy người hiểu ý nghĩa và dành sự quan tâm nhưng sân khấu hóa, tổ chức game show vấn đáp lại thu hút rất đông người tìm hiểu, hưởng ứng”, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng Bùi Thị Hạnh cho biết.

IMG_2334.JPG
Phụ nữ đồng bào Dao (thôn Khe Tắm, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng) trong một buổi sinh hoạt về phát triển kinh tế.

Hoặc như việc dựa trên các tài liệu tuyên truyền của Trung ương Hội, của Tỉnh hội, Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng đã biên tập thành các kịch bản tiểu phẩm bài trừ hủ tục, định kiến về phụ nữ… Điều đặc biệt là các tiểu phẩm đều có cốt truyện hoặc gắn với hình ảnh có thật tại địa phương. Ngoài các tổ truyền thông, đến nay Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng thành lập 5 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, trong đó 4 câu lạc bộ thành lập tại trường học và 1 câu lạc bộ tại khu dân cư thuộc xã Thái Niên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw