Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Dự án 8

Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, đẩy mạnh công tác truyền thông để đưa  Dự án 8 đến gần cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân.

Nhằm đưa Dự án 8 đi vào cuộc sống, trong tháng 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Hà triển khai Chiến dịch truyền thông với chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nhằm xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Chiến dịch bao gồm chuỗi các hoạt động như phối hợp với lực lượng y tế để truyền thông tại các tổ truyền thông cộng đồng; đối thoại chính sách ở cơ sở về bình đẳng giới…

1.JPG
Đối thoại chính sách với chủ đề phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà.

Bên cạnh hoạt động truyền thông trực tiếp, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện còn quan tâm, đẩy mạnh truyền thông gián tiếp như thông qua hệ thống loa truyền thanh ở địa phương, mạng xã hội. Trên trang Fanpage của các tổ chức hội thường xuyên đăng tải các tin, bài về Dự án 8; xây dựng các video tuyên truyền bằng tiếng phổ thông, tiếng Mông về những vấn đề xã hội đang được quan tâm để chị em có điều kiện tiếp cận thuận lợi, dễ dàng.

Theo bà Bùi Thị Lý, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Hà, địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, ở một số nơi, nhận thức của hội viên, phụ nữ và người dân còn hạn chế. Bởi vậy, các cấp hội cần linh động, lựa chọn nội dung và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng đối tượng tiếp nhận. Chỉ khi hội viên, Nhân dân hiểu thì công tác triển khai mới thuận lợi, hiệu quả, Dự án 8 mới thực sự đi vào cuộc sống.

2.JPG
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đưa Dự án 8 đi vào cuộc sống.

Còn tại Láo Lý - thôn đặc biệt khó khăn của xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, nhiều năm về trước, đây là “điểm nóng” về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng người Xá Phó. Cuối năm 2022, thực hiện Dự án 8, tổ truyền thông cộng đồng thôn Láo Lý được thành lập với 10 thành viên. Kể từ đó đến nay, các thành viên của tổ tích cực tuyên truyền đưa các nội dung Dự án 8 đến gần với hội viên, phụ nữ, người dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề xã hội như phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

3.JPG
Tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tới phụ nữ thôn Láo Lý.

Chị Châu Thị Viên, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn, thành viên tổ truyền thông cho hay: Nếu chỉ đọc lại các văn bản, chị em và bà con có khi cũng không hiểu rõ, bởi nhận thức của một số người dân nơi đây còn hạn chế, chưa thạo tiếng phổ thông. Trong các buổi họp thôn, buổi truyền thông của và cuộc sống hằng ngày, chúng tôi vẫn thường xuyên trò chuyện, nắm tâm tư, nguyện vọng của chị em; tuyên truyền bằng tiếng Xá Phó để chị em hiểu rõ hơn về chủ trương của Đảng, vận động, khích lệ để chị em hội viên và người dân cùng hướng tới xây dựng nếp sống văn minh.

4.JPG
Chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới tại xã Điện Quan, huyện Bảo Yên.

Kể từ năm 2022 khi Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai trên địa bàn tỉnh, các cấp hội phụ nữ đặc biệt quan tâm, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền để Dự án đi vào cuộc sống. Đây là lần đầu tiên trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có riêng một dự án thành phần về thúc đẩy bình đẳng giới. Dự án do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, xây dựng và triển khai đến tất cả các cấp hội. Mục tiêu Dự án hướng tới là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

5.JPG
Đối tượng tuyên truyền về Dự án 8 gồm hội viên, phụ nữ và Nhân dân trên địa bàn được thụ hưởng.

Trên cơ sở hướng dẫn của hội cấp trên, các cấp hội phụ nữ đưa nội dung tuyên truyền về Dự án 8 đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân bằng nhiều hình thức như lồng ghép nội dung trong các buổi sinh hoạt chi hội, tập huấn công tác hội; tuyên truyền trên các nhóm zalo, facebook; đăng tải nội dung trên Bản tin Phụ nữ Lào Cai 1 số/quý (số lượng 500 bản/số), cấp miễn phí cho các cơ sở hội; phối hợp với Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyên truyền về nội dung, hoạt động và hiệu quả từ các mô hình của Dự án.

Đặc biệt, kể từ năm 2022 đến nay, các cấp hội phụ nữ toàn tỉnh thành lập 381 tổ truyền thông cộng đồng ở 9 huyện/thị xã, thành phố, với hơn 3.400 người tham gia. Đây không chỉ là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án mà hoạt động của tổ truyền thông và các thành viên cũng chính là góp phần đưa Dự án 8 đến gần hơn với hội viên, phụ nữ, người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lựa chọn nội dung, cách thức phù hợp, linh động trong quá trình triển khai, công tác tuyên truyền của các cấp hội phụ nữ đã và đang phát huy hiệu quả, giúp hội viên, phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ hơn về Dự án 8. Qua đó, tạo đồng thuận, chuyển biến trong nhận thức và hành động thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện thuận lợi trong chăm sóc và giải quyết những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw