Công bố thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch" lần thứ hai

Ngày 22/5, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Trịnh Thị Thủy, Trưởng Ban tổ chức Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ Hai đã ký Quyết định số 1375/QĐ-BTCGBC ban hành Thể lệ Giải lần thứ hai.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai (sau đây gọi tắt là Giải) do Bộ VHTTDL tổ chức để lựa chọn, trao giải cho tác giả hoặc nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch được các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đăng, phát sóng trong thời gian quy định; trao giải cho cơ quan báo chí tiêu biểu có nhiều tác phẩm tham dự đoạt giải.

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất đã thu hút đông đảo tác giả trong cả nước tham gia.
Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất đã thu hút đông đảo tác giả trong cả nước tham gia.

Giải nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp xuất sắc của tập thể, cá nhân đội ngũ những người làm báo đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

Thông qua Giải nhằm thông tin, giới thiệu những kết quả, thành tựu của công tác văn hóa, thể thao và du lịch. Đồng thời, phát hiện những tấm gương điển hình tiên tiến trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch; cổ vũ, động viên cán bộ trong toàn ngành chung sức, đồng lòng tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

Tạo điều kiện để các nhà báo được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, báo chí đối với lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.

Theo Thể lệ, đối tượng gửi bài tham dự Giải là tác giả là công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài có tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch được đăng tải, phát sóng trên các cơ quan báo chí được cấp phép (báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, báo ảnh) trong thời gian quy định; tác giả là người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với quy định của thể lệ Giải.

Về nội dung các tác phẩm dự thi, Giải lần thứ hai có nhiều điểm mới. Theo đó, Giải được tuyển chọn và trao cho các tác giả hoặc nhóm tác giả, tác phẩm báo chí xuất sắc, phản ánh về người thật, việc thật (không hư cấu), có tính phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời về những tập thể, cá nhân, hành động tích cực, điển hình tiên tiến, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội… với một trong các nội dung trọng tâm:

Việc triển khai Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống; hiện thực hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, cấp ủy các cấp; vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực trạng về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch và giải pháp hoàn thiện.

Chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập, từ đó đưa ra giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch từ Trung ương đến địa phương.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Trưởng BTC và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, đồng Trưởng BTC chủ trì cuộc họp BTC Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hoá, thể thao và du lịch” lần thứ hai.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Trưởng BTC và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, đồng Trưởng BTC chủ trì cuộc họp BTC Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hoá, thể thao và du lịch” lần thứ hai.

Những mô hình mới, cách làm hay, những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối về phát triển văn hóa, con người như: Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; Thông điệp của Tổng Bí thư gửi ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Hội nghị tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023; Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/1/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị các ngành công nghiệp văn hóa toàn quốc.

Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại.

Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tuyên truyền, quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam đến bạn bè và cộng đồng quốc tế thông qua các sự kiện văn hóa Việt Nam tổ chức ở nước ngoài; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa.

Nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền của đất nước. Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng, khơi dậy ý thức trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc để dần loại bỏ những biểu hiện tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi những hiện tượng “lệch chuẩn”, hướng con người tới chân, thiện, mỹ.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách theo hướng “kiến tạo”, “khơi thông” nguồn lực phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

Về thể loại báo chí được xét trao Giải: Là các tác phẩm báo chí thuộc bài phản ánh, phóng sự, điều tra, phim tài liệu, bút ký, chương trình toạ đàm (trừ các chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp)... tuyên truyền về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch được đăng, phát lần đầu trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, báo ảnh kể từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 15/6/2024.

Tác phẩm dự thi gửi về theo địa chỉ: Báo Văn Hóa, số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 024.38220036 (máy lẻ 110; 111).

Vòng sơ khảo sẽ được tiến hành từ ngày 10-24/7/2024. Vòng chung khảo từ ngày 1/8/2024. Lễ công bố và trao Giải dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Văn hóa 28/8/2024.

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai còn có một số điểm mới khác so với lần thứ nhất, cụ thể:

Các tác phẩm báo chí tham dự Giải là những tác phẩm được đăng, phát lần đầu trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình,báo ảnh.

Khác với lần thứ Nhất, ở Giải lần thứ hai, những tác phẩm đã được trao thưởng ở các cuộc thi địa phương, cấp Bộ, ngành vẫn được quyền dự Giải nhưng phải ghi rõ mức giải và thông tin về cơ quan/đơn vị, thời gian tổ chức giải thưởng. Chỉ trừ những tác phẩm đã được trao thưởng ở Giải Báo chí Quốc gia (Giải của Hội Nhà báo Việt Nam) không được tham dự Giải.

Thay vì gửi 2 bộ, năm nay mỗi tác phẩm dự giải chỉ cần gửi 1 bộ (ghi rõ đã đăng, phát trên báo, đài cụ thể, có xác nhận của cơ quan báo chí) kèm giới thiệu khái quát về tác phẩm (loại hình, thể loại, nội dung chính, nêu bật tính phát hiện, sức lan toả, hấp dẫn, hiệu quả xã hội... của tác phẩm).

Các tác phẩm phát thanh, truyền hình tham dự Giải ngoài việc ghi trên USB, ổ cứng, còn có thể ghi trên CD/DVD kèm theo bản thuyết minh.

Giá trị giải thưởng năm nay cũng cao hơn năm trước. Theo đó, sẽ trao 3 giải tập thể đồng hạng cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự Giải, đạt kết quả cao, mỗi giải 20 triệu đồng.

Về giải cá nhân, gồm 1 giải Nhất, trị giá 30 triệu đồng; 3 giải Nhì (20 triệu đồng/giải); 5 giải Ba (15 triệu đồng); 10 giải Khuyến khích (10 triệu đồng).

Ngoài tiền thưởng, các tác giả đoạt giải còn được nhận Biểu tượng Giải (giải Nhất, giải Nhì và giải Ba), Giấy chứng nhận và có thể có phần thưởng của các nhà tài trợ.

Theo Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw