Con trâu - biểu trưng văn hoá trong tâm thức người Việt

Trong tâm thức văn hoá của người Việt, con trâu mang nhiều nét nghĩa biểu trưng, phản ánh sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc trên nhiều phương diện.

Con trâu là loài vật thân thiết, gắn bó với người dân Việt từ thủa sơ khai. Trong văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp thuộc vòng tuần hoàn lịch âm tính theo Can Chi và cũng nằm trong lục súc (6 loại gia súc nuôi trong nhà, gồm ngựa (mã), trâu/bò (ngưu), cừu/dê (dương), chó (cẩu), lợn (trư), và gà (kê)).

Không chỉ tạo nên những giá trị vật chất đa dạng mà trâu còn mang ý nghĩa tinh thần to lớn, sức mạnh bền bỉ, tinh thần hăng say lao động, chịu được gian khổ và khỏe mạnh của người Việt Nam. Hình tượng con trâu phản ánh sâu sắc bản sắc văn hóa trên nhiều phương diện từ phong tục tập quán, lễ hội cho đến đời sống văn học, nghệ thuật...

“Người bạn thuỷ chung” với người dân Việt

Theo các di chỉ khảo cổ, cách nay trên dưới 10.000 năm, khi nền nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, người Việt cổ đã thuần hóa trâu rừng thành trâu nhà và biến nó trở thành con vật phục vụ cho việc cày cấy, vận chuyển hàng hoá được dễ dàng, thuận tiện.

Với bản tính ôn hoà, dễ thích nghi với môi trường sống, đem lại năng suất cao, con trâu giữ vị trí quan trọng đối với sản nghiệp người nông dân. Chẳng vậy mà, cư dân lúa nước coi trọng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, là tài sản lớn.

Không những thế, trong quá trình lao động, đời sống hàng ngày, mối quan hệ gắn bó, thuỷ chung giữa người và trâu được hình thành. Con trâu không chỉ lao động sản xuất quan trọng bậc nhất mà còn là “tri kỷ” sớm hôm gắn bó bởi những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu.

Gắn liền trong nếp sống của những người nông dân chất phác, trâu được nhân cách hoá như một một con người, bình đẳng với người, có tâm tính như người qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ: “Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta/ Cấy cày vốn việc nông gia/ Ta đây trâu đấy, ai mà quản công”. Hay “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.

Có lẽ trong các giống gia súc chỉ có loài trâu mới nhận được tình cảm trân trọng như vậy. Sự “biết ơn” của con người đối với vật nuôi “đầu cơ nghiệp” còn thể hiện qua câu ca dao: “Bao giờ cây lúa còn bông/Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”. Với vị trí quan trọng như thế nên từ xa xưa, “tậu trâu” đã được coi là một trong ba việc hệ trọng của đời người, trong đó “tậu trâu” đứng số một: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà / Cả ba việc ấy đều là khó khăn”.

Lễ hội Chọi trâu.
Lễ hội Chọi trâu.

Là tài sản lớn, biểu tượng của sự giàu sang phú quý nên trâu được tôn vinh, “linh thiêng hóa” trong các hoạt động tín ngưỡng, thờ cúng tôn giáo. Lễ hội đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên hay tục ăn Tết Trâu và lễ tiến Xuân Ngưu (dâng trâu mùa xuân) ở nhiều địa phương miền Bắc và miền Trung mang mong ước của người dân về một vụ mùa bội thu, cây cối xanh tốt. Gắn với lễ hội là hàng loạt sinh hoạt văn hóa khác, hào hứng nhất là tục chọi trâu hướng đến “tinh thần thượng võ”, ca ngợi chí dũng cảm và sức mạnh của loài trâu. Tục này rất độc đáo ở Việt Nam và phổ biến ở Phù Ninh (Phú Thọ) và Đồ Sơn (Hải Phòng).

“Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hoá, văn minh Việt”

"Nghệ thuật Việt khởi đi từ làng. Nghệ thuật Việt là nghệ thuật làng. Nước Việt là nước làng. Văn minh của người Việt, nước Việt là văn minh lúa nước. Và con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hoá, văn minh Việt” (hoạ sĩ Lê Thiết Cương). Vì thế hình tượng con trâu không chỉ xuất hiện trong đời sống văn hoá, tâm linh của người Việt, mà còn được hình tượng hóa vào ngôn ngữ nghệ thuật với những biểu trưng đa diện, đa sắc thái.

Con trâu - biểu trưng văn hoá trong tâm thức người Việt ảnh 3
Bức tranh dân gian "đồng thổi sáo trên lưng trâu".

Trong tranh dân gian Đông Hồ, con trâu tượng trưng cho sự cần cù, chất phác, cao thượng và chịu thương chịu khó, với những nét ngộ nghĩnh chân quê của con người nông dã. Điều đó thể hiện trong những bức tranh “Mục đồng thổi sáo trên lưng trâu”, tứ bình “Ngư tiều canh mục”, “Chọi trâu”… Hình tượng trâu còn được chạm khắc trên trống đồng Vĩnh Hùng. Trâu góp mặt trong điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17-18.

Từ dòng chảy văn hoá dân gian, hình tượng con trâu đi vào văn chương bác học, vào thơ Tam nguyên Yên Đổ: “trâu già gốc bụi phi hơi nắng”, thơ bà huyện Thanh Quan: “Gõ sừng mục tử lại cô thôn”, hiện hữu trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật thời hiện đại như thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay”; thơ Tố Hữu: “Mình về ta gửi về quê/Thuyền nâu, trâu mộng với bè nứa mai… Trâu về xanh lại Thái Bình/Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi; thơ Giang Nam: “Ai bảo chăn trâu là khổ?/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao… Con trâu đi vào trang văn Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành với hiệu quả thẩm mĩ lớn - hiện thân cho hồn cốt quê hương, “dáng hình xứ sở” - phải yêu thương và bảo vệ: “Trên cánh đồng xưa, cha ta ngày đêm kéo cày gãi đất và con trâu cũng lầm lụi như người...”. Quả thực, “chínhcon trâu tự nó đạt tới biểu tượng của nền văn hóa, giúp cho nhà văn, nhà thơ biết thi vị hóa, đem lại chất lãng mạn cho văn chương” (PGS. Đào Thản).

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của nền mỹ thuật, hình tượng con trâu cũng là đề tài được ưa chuộng trong tranh của nhiều họa sĩ bậc thầy như: Nguyễn Sáng (Chọi trâu), Nguyễn Tư Nghiêm (Con nghé, 12 con giống), Tô Ngọc Vân (Con trâu quả thực)... Đến nay, hình tượng con trâu vẫn là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tạo với nhiều cách thể hiện, bên cạnh phong cách tả thực còn có trừu tượng, lập thể... khiến cho tranh trâu vô cùng phong phú. Những đường nét, sắc màu, hồn vía của bức tranh để thấy sức sống của mùa xuân được họa sĩ biểu đạt theo chính cảm nhận và những rung cảm của mình.

Năm nay, tại triển lãm “Tiễn Tí đón Sửu”, hoạ sĩ Lê Thiết Cương đưa hình tượng chú trâu tranh gốm ghép (mosaic) lên đĩa và lọ gốm, vẽ bột màu trên vải màn, mực nho trên giấy dó. Trong khi đó, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát “trình làng” với 1.010 con trâu làm từ sơn mài với màu sắc tươi sáng, trưng bày ở Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây). Họa sĩ Lê Đình Nguyên - người được mệnh danh là Nguyên “trâu” giới thiệu những tác phẩm điêu khắc trâu trên chất liệu gốm Bát Tràng.

Tương tự, các họa sĩ tên tuổi như Đỗ Phấn, Thành Chương, Phạm An Hải, Hoàng A Sáng… cũng những hình tượng con trâu đa sắc màu dịp năm mới không chỉ là một lời chúc lành cho năm mới tốt đẹp mà còn chuyển tải nhiều thông điệp trong xã hội. Tiễn năm cũ đón năm mới bằng những gam màu tươi vui, với ước nguyện truyền năng lượng tích cực, niềm hi vọng cho mọi người.

Có thể nói, hình tượng con trâu được thể hiện sinh động, đa dạng, nhiều chiều, nhiều tầng nghĩa trong phong tục, văn học, nghệ thuật,… Nó chuyên chở những biểu trưng văn hóa, ngôn ngữ độc đáo của người dân nền nông nghiệp lúa nước.

Ngày nay, hình tượng con trâu qua quá trình dịch chuyển, thẩm thấu, biến hóa trong đời sống. Trâu không chỉ là con vật tạo nên những giá trị vật chất cho con người mà nó còn trở thành một biểu tượng của sự bền bỉ, sức lao động hăng say, tinh thần bất khuất, chịu thương chịu khó của người dân Việt  Nghĩ về hình tượng con trâu như một biểu tượng trong kho tàng di sản văn hóa cũng là cách để chúng ta tiếp cận, khám phá những biểu hiện đa diện, nhiều chiều, phức tạp của văn hóa trong tâm thức dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên khắp các nền tảng mạng xã hội cũng nhuộm màu đỏ tươi của quốc kỳ, áo cờ đỏ sao vàng hay những bản nhạc, điệu nhảy, lời ca mang tinh thần yêu nước. Mạng xã hội đang trở thành “mặt trận” lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo những cách rất riêng.

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Trong dòng chảy của điện ảnh, phim tài liệu luôn giữ vai trò như một chứng nhân lịch sử, ghi lại chân thực đời sống con người và xã hội. Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ số, phim tài liệu Việt Nam đứng trước thách thức phải vượt qua định kiến “ký ức lưu trữ” để trở thành tác phẩm nghệ thuật sống động.

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Sáng 30/4 tới đây, tại xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên), Lễ hội quả Còn sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm này, các công đoạn chuẩn bị cho lễ hội đang được ban tổ chức và người dân gấp rút hoàn tất sẵn sàng cho sự kiện lần đầu tiên được tổ chức.

Cầu truyền hình cấp quốc gia 'Vang mãi khúc khải hoàn'

Cầu truyền hình cấp quốc gia 'Vang mãi khúc khải hoàn'

Cầu truyền hình cấp quốc gia “Vang mãi khúc khải hoàn” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/1975), sẽ diễn ra vào 20h tối nay (ngày 27/4) trên VTV1 tại 3 địa điểm Hà Nội, Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II

Bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều tiết mục đặc sắc, chiều 26/4, tại xã Pha Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Mường Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai năm 2025.

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề "Biên giới là quê hương", tối 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND huyện Mường Khương tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025.

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu Victory Vietnam (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận - không chỉ tôn vinh hình tượng người phụ nữ trong văn hóa Việt, mà còn mang đậm tính nhân văn, hướng thiện, gắn kết cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề Biên giới là quê hương, tối 25/4, Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025 đã được tổ chức tại trường Tiểu học xã Pha Long, huyện Mường Khương. Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương tổ chức.

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Ngày 25/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Sáng 25/4, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và đại diện cán bộ, diễn viên các đoàn nghệ thuật tham dự Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ 2 năm 2025 đã dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 148, Nhà bia liệt sĩ tại Đồn Biên phòng Pha Long.

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

Sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) không chỉ là màn trình diễn lực lượng mà còn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Trong dòng diễu hành hùng tráng ấy, có một khối đặc biệt không bước đi mà ngồi, đó là 350 con người biểu trưng cho 350 khúc tráng ca bất tử. Họ là minh chứng sống cho một thời oanh liệt của dân tộc.

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Sáng 24/4, tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, triển lãm chuyên đề “Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975” được khai mạc, mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc, chân thật về một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc Việt Nam.

fb yt zl tw