Con ngựa trong đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Từ xưa, không chỉ là vật nuôi có giá trị kinh tế, là thước đo giàu - nghèo của người dân vùng cao, con ngựa còn là biểu tượng văn hóa gắn bó với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai.

z4650678330151_36bb5b41c5d96883e9c2512b1c91d747.jpg

Lễ hội lớn nhất trong năm của người Mông là lễ hội Gầu tào. Trong quá trình diễn ra lễ hội, các chủ ngựa cưỡi ngựa chạy vài vòng quanh khu vực sân lễ hội thể hiện sức khỏe và vẻ đẹp của con ngựa. Các chú ngựa tham gia chạy xong dừng lại ở phía gần nơi chủ hội làm lễ. Ông chủ hội Gầu tào sẽ lấy một mảnh vải đỏ buộc vào chiếc lồng đầu ngựa với ý niệm cầu mong cho con ngựa và người chủ một năm khỏe mạnh. Nghi lễ diễu hành ngựa truyền thống của đồng bào thiểu số ở vùng cao có từ xa xưa, diễu hành đúng vào ngày con ngựa, có ý nghĩa khởi đầu một năm mới, khai xuân mọi điều tốt đẹp, con người mạnh khỏe, làm ăn, sản xuất thuận lợi.

z4650678747528_7ae64001ba97a704b966fb44eb54517c.jpg

Trong nghi lễ tang ma của người Mông, ngựa là vật thiêng và cũng duy nhất chỉ con ngựa là vật hóa thân thành chiếc cáng đưa người Mông về với thế giới tổ tiên.

z4650678932227_ef86ae0b4c0f94e33f694df3e37512da.jpg

Còn với đồng bào Hà Nhì, trong nghi lễ cúng, người dân thường chuẩn bị bó cỏ hoặc đấu thóc làm lễ vật cho “ngựa thần”. Ngựa là con vật của các vị thần cưỡi tới nơi làm lễ tại gia đình, cộng đồng. Trong thơ ca dân gian của các dân tộc, con ngựa là hình ảnh thường xuất hiện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, là con vật được mang ra để so sánh, miêu tả về tính cách của con người.

z4650678518462_0ad7366964bb8de41f4027d9077b5857.jpg

Trong lễ cưới của đồng bào Tày và đồng bào Phù Lá thường chọn những con ngựa to khỏe để thực hiện nghi lễ đón cô dâu về nhà chồng. Ngựa được buộc, thắt bông hoa đỏ trước trán thể hiện tính chất quan trọng của nghi lễ. Còn trong tang ma của người Nùng có bài múa ngựa truyền thống, dùng đưa tiễn linh hồn người chết về với thế giới bên kia. Ngựa giấy được trang trí đẹp mắt, múa ngựa giấy là điệu múa nghi lễ, múa thiêng của cộng đồng. Con ngựa còn là con vật đưa linh hồn người chết về với tổ tiên thông qua hình ảnh con ngựa đóng yên cương, trên yên đặt chiếc ô để linh hồn người chết cưỡi dẫn đầu đoàn đưa tang về nơi chín suối.

z4650678022420_37533c35ce4b929c05dcc513c7443dbb.jpg

Con ngựa từ lâu đã trở thành người bạn quen thuộc của mỗi gia đình người dân vùng cao. Với những bí quyết, tập quán chăm sóc, thuần dưỡng, chữa bệnh cho ngựa đã trở thành tri thức dân gian quý, cũng là biểu tượng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

fb yt zl tw