Cổ vũ lối sống văn hóa và có trách nhiệm của những người trẻ

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội Việt Nam chia sẻ rất nhiều hình ảnh, clip, video về văn hóa, lịch sử lồng ghép âm nhạc Việt Nam, hoặc chèn những câu nói của các danh nhân, nhà văn hóa lớn, nhà lãnh đạo mẫu mực... thu hút sự hưởng ứng, tương tác mạnh mẽ của giới trẻ.

1.jpg
Tiết mục Trống cơm của Nhà Sao sáng vươn lên vị trí số 1 trong Bảng xếp hạng âm nhạc thịnh hành của Youtube.

Gần đây, trong chương trình truyền hình “Anh trai vượt ngàn chông gai” phát trên sóng VTV3, Ðài Truyền hình Việt Nam, tiết mục “Trống cơm” của nhà Sao Sáng, có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSND Tự Long, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn và Cường Seven đã tạo nên một sân khấu tràn ngập màu sắc và tinh thần văn hóa dân tộc, khiến người xem xúc động, tự hào. Trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc pha trộn màu sắc âm nhạc đương đại, làn điệu dân ca Ðồng bằng Bắc Bộ Trống cơm tái hiện dòng chảy văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc đã chạm đến tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam.

Những đoạn rap kết hợp ăn ý với tiếng đàn bầu, tiếng trống, cờ hội... khiến giai điệu Trống cơm đón nhận phản hồi tích cực cùng hàng nghìn bình luận như: văn hóa, lịch sử nước nhà tuyệt vời! Thật hào hùng! Khí phách! Ðiều đặc biệt, nghệ sĩ Tự Long đã lồng ghép thông điệp “Văn hóa là bản chất, văn hóa là cội nguồn, văn hóa là dân tộc” khiến tiết mục Trống cơm trở thành hiện tượng âm nhạc. Chia sẻ về ý tưởng sáng tạo của nhóm, nghệ sĩ Tự Long và nhà Sao Sáng mong muốn những người trẻ có thể hiểu và tiếp cận hơn với các làn điệu âm nhạc truyền thống, thêm yêu các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian.

Có thể thấy, việc lồng ghép giá trị văn hóa dân tộc vào các chương trình giải trí tích cực khiến người trẻ tiếp nhận văn hóa một cách rất nhẹ nhàng. Cách truyền tải, quảng bá tự nhiên này làm cho các vấn đề về lịch sử, văn hóa dân tộc, lòng yêu nước, bản sắc Việt Nam tưởng chừng vốn khô cứng và trừu tượng đã dễ dàng lan tỏa và thẩm thấu hơn trong giới trẻ.

Thế hệ trẻ, đặc biệt là gen Z sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình và đang ngày càng phát triển, được sống trong điều kiện vật chất thuận lợi, được tiếp cận văn hóa hiện đại thời hội nhập và bắt kịp với những xu hướng phát triển chung của thời đại, của thế giới. Ðôi lúc họ bị “mang tiếng” vô tâm, sống thờ ơ và hời hợt, bàng quan trước thời cuộc, sùng bái văn hóa ngoại lai và thần tượng các ngôi sao nước ngoài...

Tuy nhiên, trước những sự kiện lớn của đất nước, thế hệ trẻ lại cho thấy họ không hề vô cảm như một số người từng nhìn nhận. Trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ diễn ra tại tỉnh Ðiện Biên, ca sĩ Hòa Minzy, hoa hậu H’Hen Niê cùng hàng nghìn bạn trẻ bày tỏ xúc động và tự hào khi có mặt tại sự kiện quan trọng này.

Hàng nghìn “công dân mạng” đồng lòng hướng về thành phố Ðiện Biên Phủ xa xôi. Hàng chục nghìn clip, video về hình ảnh lễ diễu binh được sáng tạo, cập nhật liên tục cùng những giai điệu cách mạng hào hùng ngân vang, rộn ràng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những hy sinh xương máu của thế hệ cha ông để bảo vệ non sông và nền độc lập nước nhà.

Gần đây nhất, trong những ngày Quốc tang tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng nghìn bạn trẻ đã hòa mình trong khối đại đoàn kết toàn dân, cùng một nỗi đau chung của đất nước. Những cánh tay nối dài thành kính tiễn biệt vị lãnh đạo đáng kính của đất nước...

Cho đến nay, ngày càng nhiều người trẻ có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, những người nổi tiếng và nghệ sĩ... đã hưởng ứng lối sống có trách nhiệm, sống với lòng biết ơn như hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, rapper Ðen Vâu, nhóm Schannel. Họ là hình ảnh đẹp đại diện cho hàng nghìn, hàng triệu các bạn trẻ khác cùng chung một suy nghĩ và nhận thức như vậy.

Thực tế cho thấy, mỗi thế hệ có cách thể hiện lối nghĩ, quan điểm và chính kiến khác nhau. Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước hay góc nhìn về giá trị di sản, về văn hóa cha ông ngày nay được họ nhìn nhận và “truyền thông” theo một cách rất riêng, không kém phần độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Thông qua đó, giáo dục, tuyên truyền về lòng yêu nước, ý thức dân tộc, trân trọng và lưu giữ bản sắc văn hóa không chỉ trong sách vở, trong môi trường học đường mà còn từ các trải nghiệm thực tế và các vấn đề xã hội.

Qua nhiều sự kiện tác động đến cảm xúc của cả dân tộc, tình cảm và hành động yêu nước mới có cơ hội bộc lộ, cho thấy mạch nguồn văn hóa và bản sắc Việt Nam vẫn âm thầm chảy trong mỗi con người. Cần tích cực và thường xuyên hun đúc lòng nhiệt huyết, thúc đẩy tinh thần dấn thân của người trẻ, sẵn sàng phục vụ lợi ích chung của đất nước, từ đó hình thành lối sống văn hóa, đầy tự hào về truyền thống lịch sử cha ông.

Hệ tư tưởng này sẽ thúc đẩy thế hệ trẻ vừa hội nhập trở thành những “công dân toàn cầu” của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng vẫn trân trọng, mang trong mình bản sắc văn hóa của con người Việt Nam, từ đó góp phần lan tỏa, quảng bá mạnh mẽ giá trị văn hóa dân tộc và hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

fb yt zl tw