Có hẹn với hoa sơn tra

LCĐT - Dòng sông mây cứ nhẹ nhàng duềnh lên rồi tan ra, bồng bềnh trải lên mênh mông núi rừng và bản làng vùng cao Y Tý những dịu dàng của một buổi sớm mai. Nàng xuân vẫn chùng chình chưa muốn bước qua, như để chờ xem lộc biếc vào vụ mùa mới, thức gọi những nụ sơn tra tung cánh trắng xóa trên sườn núi.

Bên nếp nhà trình tường đất của người Hà Nhì. ảnh 1
Bên nếp nhà trình tường đất của người Hà Nhì.

Nhận lời hẹn “vén mây Y Tý, ngắm hoa sơn tra” tôi và bạn đồng hành rong ruổi ngược mạn thượng nguồn sông Hồng hướng về phía Tây huyện Bát Xát thẳng tiến. Vượt dốc Phìn Hồ, sương vẫn chưa tan, mây mù giăng kín... Lên cao thêm chút nữa, nắng bỗng bừng lên quyến rũ. Bầu trời xanh cao vời vợi, mây trắng thành từng dải, nắng rót màu mật ong. Chúng tôi reo vui sung sướng khi băng xe qua những cây sơn tra trắng muốt hai bên đường. Nắng trong nên chúng tôi nhìn thấy cả bạt ngàn sơn tra như tấm khăn voan khổng lồ mềm mại phủ lên các sườn núi. Cung đường uốn lượn thả trôi chúng tôi trong miên man cảm xúc của một loài hoa nở trắng rừng sau kỳ ngủ đông dài.

Tô thêm vẻ đẹp bức tranh vùng cao. ảnh 2
Tô thêm vẻ đẹp bức tranh vùng cao. ảnh 3
Tô thêm vẻ đẹp bức tranh vùng cao.

Và kia rồi, không uổng công vượt ngoằn ngoèo dốc núi cả chặng dài, những cây sơn tra cứ thế hiện ra trước mắt chúng tôi, đẹp đến nao lòng. Vẻ kiều diễm của rừng cây sơn tra như những tiên nữ xúng xính váy hoa đi trẩy hội. Thật không thể ngờ, chỉ mới đây thôi, những thân cây mốc thếch, những cành lá khẳng khiu trong gió lạnh, trong mù mịt sương giá vùng cao lại bỗng chốc biến thành thiên đường tinh khôi, tươi đẹp nhường vậy. Từng chùm hoa rung rinh đùa vui, khoe sắc trong gió, kiêu kỳ lộng lẫy nhưng vẫn mang vẻ khiêm nhường…

Du khách ghi lại những bức ảnh đẹp về hoa sơn tra. ảnh 4
Du khách ghi lại những bức ảnh đẹp về hoa sơn tra.

Không bao lâu nữa, khi nắng hè ủ lửa để quả tích tụ đủ đầy hương vị từ đất, từ sương gió biên thùy để mùa thu dịu mát, những quả sơn tra rám má hồng như thiếu nữ, tỏa hương thơm, chờ tay người thu hái. Không chỉ là vị thuốc quý trong đông y, hữu ích với sức khỏe con người, giờ đây, loại quả từ trên núi cao ấy còn là thức quà yêu thích ở chốn thị thành mỗi độ thu về: Sơn tra muối xổi, ô mai, mứt sấy khô, si rô, rượu vang sơn tra…Nhiều khi, mọi người cũng chỉ biết thưởng thức vị chua chát, ngọt thơm trong những thức quà ấy mà ít biết về loài hoa của nó đẹp đến thế nào.

Dọc hai bên đường, những hàng sơn tra đua nở. ảnh 5
Dọc hai bên đường, những hàng sơn tra đua nở.

Đang mê mải giữa bạt ngàn rừng sơn tra ở Y Tý, bất chợt tôi nhớ đến ai đó từng ví von vẻ đẹp của hoa sơn tra nơi này như thiếu nữ Hà Nhì tuổi đôi mươi, thoạt nhìn có vẻ thô mộc, nhưng ẩn sâu là nét duyên thầm đang độ chín. Màu trắng tinh khôi ấy tượng trưng cho sự thuần khiết, mộc mạc nhưng dung dị, bền lâu, giống như lúc đậu thành những chùm quả chín vậy, ăn có vị chát, nhưng sau đó đọng lại là vị ngọt hậu, hương thơm rất riêng…

Thú thật, dù trước đó có ngắm bao nhiêu khuôn hình nhiếp ảnh và những thước phim trên truyền hình, đọc biết bao mỹ từ vẫn không thể diễn tả hết được vẻ đẹp hoa sơn tra. Để rồi, một ngày có hẹn với mùa hoa ở Y Tý, tôi mới cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của hoa sơn tra khi tận mắt chiêm ngưỡng, tận tay vít cong cành hoa để tận hưởng tròn vị sơn tra mùa mãn khai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh thi vị về chiếc đèn ông sao

Hình ảnh thi vị về chiếc đèn ông sao

Những ngày trung thu đang cận kề, nhằm giáo dục cho trẻ về văn hóa đón trung thu, một nhóm phụ huynh đã rủ nhau về ngoại ô chẻ tre, cắt dán giấy kính làm đèn ông sao. Ngày nay, khi chiếc lồng đèn bị 'hiện đại hóa' với pin, phát nhạc thì việc nhóm phụ huynh ngồi vót tre bên cạnh dòng kênh, chỉ cho các cháu nhỏ cắt, dán... đã tạo nên hình ảnh thi vị.

Ký ức mùa trăng

Ký ức mùa trăng

Tiến sĩ Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, đã thành truyền thống bao đời nay, hằng năm, đến ngày Rằm tháng Tám (âm lịch), người dân nhiều nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á thường có tập quán vui đón Tết Trung thu.

Đưa tiểu cảnh vào nhà

Đưa tiểu cảnh vào nhà

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng muốn được gần gũi với thiên nhiên. Vì thế, tiểu cảnh trong nhà đang là xu hướng trang trí của nhiều gia đình, góp phần tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà và mang lại cảm giác thư thái cho mọi người.

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Người được mệnh danh “thần đồng thơ” một thuở tiết lộ: “Tôi có đến 3 bài thơ về trăng đều viết vào dịp trung thu. Đó là bài “Trông trăng”; “Trăng sáng sân nhà em”; “Trăng ơi từ đâu đến”.

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Ở tuổi 87, nhà văn Ma Văn Kháng vừa trở lại với văn đàn với tập truyện ngắn 'Chim trời bay về sau cơn mưa'. Qua tác phẩm, ông vẫn cho thấy dấu ấn văn chương của mình, đúng như kiểu 'gừng càng già càng cay' vậy.

Vị đoàn viên

Vị đoàn viên

Ở thời điểm này, người ta quan tâm nhiều về thị trường bánh trung thu của năm nay, xem có những lựa chọn nào, hương vị nào mới lạ. Một mùa trăng đoàn viên nhưng nhắc nhiều chắc cũng chỉ có chuyện ăn gì, đi chơi ở đâu… Đôi khi cái bánh tròn đầy, đủ vị nhưng giá trị đoàn viên thì cứ phai nhạt dần.

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc lần 3 do Báo Người Lao Động tổ chức với giải nhất 30 triệu đồng, giải nhì 20 triệu đồng... Tổng kết mỗi quý, ban tổ chức sẽ công bố những bức ảnh lọt vào vòng sơ khảo.

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Vừa qua, gần 150 du khách đã phải nhập viện, điều trị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng, trong đó có 30 khách nước ngoài. Đến nay, toàn bộ người bị ngộ độc đã xuất viện. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, đăng trên Fanpage của tiệm, Facebook cá nhân bà chủ Trương Thị Phượng...

fb yt zl tw