Cô gái Hà Tĩnh Nguyễn Mộc An đoạt Giải đặc biệt Cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024

Sau hai tháng diễn ra sôi nổi, Cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 đã kết thúc với đêm chung kết 25/12. Với chất giọng đầy nội lực và giàu cảm xúc, cô gái người Hà Tĩnh Nguyễn Mộc An đã đoạt Giải đặc biệt khi thể hiện ca khúc “Lời ru” của nhạc sĩ Quang Thái và "Mênh mang một khúc sông Hồng" của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

anh-hn-1-1839-8593.jpg
Các thí sinh đoạt giải tại cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024.

Cuộc thi khởi động từ tháng 10 và có hơn 700 thí sinh đăng ký dự thi. 15 thí sinh thuộc 3 dòng nhạc đã vượt qua các vòng sơ loại 1, sơ loại 2, bán kết để vào chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024.

Ban giám khảo ở đêm chung kết là các nghệ sĩ có uy tín, bao gồm: nhạc sĩ Đức Trịnh- Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam; các Nghệ sĩ Nhân dân: Quang Vinh- Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, Quốc Hưng - Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Mai Hoa, Thanh Lam, Tấn Minh, ca sĩ Anh Thơ.

Thí sinh Nguyễn Mộc An đoạt Giải đặc biệt cuộc thi.
Thí sinh Nguyễn Mộc An đoạt Giải đặc biệt cuộc thi.

Cuộc thi năm nay đã quy tụ rất nhiều sinh viên chuyên ngành Thanh nhạc trong các cơ sở đào tạo lớn, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Thậm chí có những quán quân, á quân ở các cuộc thi danh tiếng khác đều góp mặt với Tiếng hát Hà Nội.

Những gương mặt trẻ trung, tài năng xuất hiện tại cuộc thi năm nay đã mang tới nhiều tiết mục đặc sắc, vừa có giọng hát tốt, vừa có sự đầu tư và sáng tạo mang phong cách và cá tính riêng.

Tiết mục biểu diễn của Mộc An trong đêm chung kết.
Tiết mục biểu diễn của Mộc An trong đêm chung kết.

Với các thí sinh, năm nay bên cạnh dòng dân gian và thính phòng vẫn giữ độ ổn định có tính chất an toàn, chưa có độ bứt phá thì dòng nhạc nhẹ đã có phần nổi trội hơn về kể cả chất lượng và số lượng thí sinh tham gia.

Đánh giá về cuộc thi, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Vinh, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội cho biết: “Nhiều thí sinh đã biết lựa chọn dòng nhạc và bài hát phù hợp điều kiện cá nhân để phát huy tối đa sở trường, cùng với việc khéo léo kết hợp những yếu tố phụ sân khấu làm tăng chất lượng cho phần trình diễn của mình. Ban giám khảo đã rất khó khăn để đưa ra quyết định lựa chọn những thí sinh có kết quả nổi trội hơn trong số 15 thí sinh”.

Nghệ sĩ Nhân dân Quang Vinh, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi.
Nghệ sĩ Nhân dân Quang Vinh, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi.

Nghệ sĩ Nhân dân Quang Vinh cũng chia sẻ: “Đối với thí sinh, giải thưởng là sự ghi nhận quan trọng của mỗi cuộc đọ sức, song nó cũng không phải là tất cả đối với quá trình hoạt động nghệ thuật của mỗi một nghệ sĩ. Chúng tôi mong muốn các bạn dù đã thành công hay sắp thành công thì cũng sẽ luôn cố gắng phấn đấu, tiếp tục hoàn thiện bản thân để thực sự trở thành những nghệ sĩ, những ngôi sao trong lòng công chúng”.

Một tiết mục biểu diễn tại cuộc thi.
Một tiết mục biểu diễn tại cuộc thi.

Ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, cho biết: “Cuộc thi nhằm tìm kiếm những tài năng thực sự, tạo môi trường cho họ phát triển, tỏa sáng và không chỉ có ý nghĩa là bệ phóng cho các tài năng âm nhạc trẻ mà còn là sân chơi âm nhạc nằm trong chuỗi các sự kiện âm nhạc của Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội góp phần vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Cũng vì vậy, Tiếng hát Hà Nội năm nay không những được đầu tư về quy mô, chuyên môn mà giá trị giải thưởng cũng được nâng cao lên tới hàng trăm triệu. Bên cạnh đó, các thí sinh đoạt giải có cơ hội tham gia các sự kiện nghệ thuật lớn của Thành phố, được xuất hiện trên các chương trình phát thanh, truyền hình và các sản phẩm âm nhạc, các chương trình nghệ thuật do Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội sản xuất, phát hành”.

Tiết mục biểu diễn của thí sinh tại cuộc thi.
Tiết mục biểu diễn của thí sinh tại cuộc thi.

Trong 15 gương mặt tranh tài trong đêm chung kết, có 13 thí sinh được Ban Giám khảo lựa chọn dựa trên điểm số tại hai phần thi ở bốn đêm bán kết. Và có hai thí sinh được khán giả bình chọn trên ứng dụng Hanoi On và dựa trên hiệu suất phát triển kênh Youtube cá nhân.

Thể lệ cuộc thi có phần bình chọn của khán giả nhằm hướng các thí sinh ngoài việc chú trọng về mặt chuyên môn, kỹ thuật trình diễn, còn có ý thức hơn trong việc tạo dựng và hoàn thiện hình ảnh trước công chúng. Tại đêm chung kết, mỗi thí sinh hát hai ca khúc, trong đó có một ca khúc về Hà Nội và một ca khúc tự chọn theo phong cách âm nhạc.

Với chất giọng đầy nội lực, giàu cảm xúc và đầy thăng hoa khi thể hiện ca khúc "Lời ru" của nhạc sĩ Quang Thái ở dòng nhạc dân gian và ca khúc và "Mênh mang một khúc sông Hồng" của nhạc sĩ Phó Đức Phương, cô gái người Hà Tĩnh Nguyễn Mộc An đã tỏa sáng, chinh phục ban giám khảo, khán giả và đoạt Giải đặc biệt Tiếng hát Hà Nội 2024 cùng phần thưởng là một chiếc xe ô tô điện Vinfast và tiền mặt trị giá hơn 500 triệu đồng.

Tại dòng nhạc thính phòng, với ca khúc "Sang sông"- một tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Gia Nhi, thí sinh Đặng Ngọc Anh đã đoạt Giải nhất.

Thí sinh Phạm Thị Huyền giành Giải nhất dòng nhạc dân gian khi thể hiện ca khúc "Dưới mái hiên nhà" của Trần Khánh Ly. Thí sinh Ninh Trịnh Quang Minh đoạt Giải nhất dòng nhạc nhẹ với ca khúc "Lũ đêm" của Dương Cầm.

Ban giám khảo cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024.
Ban giám khảo cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024.

Kết quả cuộc thi Tiếng hát Hà Nội:

Giải đặc biệt: Nguyễn Mộc An

Giải nhất dòng thính phòng: Đặng Ngọc Anh

Giải nhất dòng nhạc nhẹ: Ninh Trịnh Quang Minh

Giải nhất dòng dân gian: Phạm Thị Huyền

Giải nhì dòng thính phòng: Nguyễn Hữu Thắng

Giải nhì dòng nhạc nhẹ: Nguyễn Thị Minh Ngọc

Giải nhì dòng dân gian: Nguyễn Tuấn Anh

Giải ba dòng thính phòng: Hoàng Kim Chi

Giải ba dòng Nhạc nhẹ: Nguyễn Văn Quốc Bảo

Giải ba dòng dân gian: Trần Minh Thư

Giải thí sinh hát về Hà Nội hay nhất: Nguyễn Thị Quỳnh

Giải phong cách trình diễn ấn tượng nhất: Đỗ Đức Thịnh

Giải thí sinh được yêu thích nhất trên nền tảng số: Đoàn Thị Thanh Hiền

Giải triển vọng: Lưu Anh Tuấn

Giải thí sinh được yêu thích nhất thông qua bình chọn trên app Hà Nội On: Nguyễn Trí Hưng

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

fb yt zl tw